Bộ Công Thương: Tập huấn chuyển đổi số và thương mại điện tử cho cán bộ, công chức Hướng dẫn doanh nghiệp tìm “bẫy” trong hoạt động thương mại điện tử |
Sáng 13/9, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tập huấn về chuyển đổi số trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Tập huấn chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp, tiểu thương, hộ kinh doanh khai thác hiệu quả các tiềm năng của chuyển đổi số |
Ông Nguyễn Văn Trừ - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Đối với các tổ chức nhà nước, chuyển đổi số là cơ sở hạ tầng, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong từng lĩnh vực. Đối với các doanh nghiệp, tiểu thương, hộ kinh doanh, chuyển đổi số có thể bắt đầu từ việc kinh doanh trên các trang mạng xã hội, hoặc thanh toán chuyển khoản thay vì dùng tiền mặt. Để khai thác hiệu quả các tiềm năng của chuyển đổi số, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cần phải liên tục được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng để tận dụng ưu thế của chuyển đổi số đến từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. “Chương trình tập huấn mong muốn hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, tiểu thương tại chợ tiếp cận thông tin, kiến thức và kỹ năng sử dụng hiệu quả các giải pháp về chuyển đổi số trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, qua đó áp dụng để từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường”, ông Trừ nói.
Ông Nguyễn Văn Trừ - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết: ngành Công Thương thành phố đặt mục tiêu đến 2025, tối thiểu 90% doanh nghiệp có tài khoản thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử. |
Tại chương trình, Sở Công Thương Đà Nẵng đã thông tin các kế hoạch, chương trình chuyển đổi số, thương mại điện tử trong lĩnh vực Công Thương; Sở Thông tin – Truyền thông Đà Nẵng hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp về các giải pháp chuyển đổi số, chữ ký số, tài khoản công dân số, QR thanh toán trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến.
Bên cạnh đó, các diễn giả đến từ Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), chuyên gia bảo mật và tư vấn chuyển đổi số, đại diện các đơn vị cung cấp tiện ích thương mại điện tử sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã tại TP. Đà Nẵng xây dựng kế hoạch và kịch bản bán hàng trực tuyến (livestream) phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng; hỗ trợ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và kinh doanh; định vị thương hiệu trực tuyến; giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả trong kinh doanh; sự cần thiết của chuyển đổi số và phát triển an toàn với nguồn lực hạn chế (tính bảo mật trên nền tảng thương mại điện tử)….
Ngoài ra, chương trình cũng hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký chữ ký số miễn phí và hướng dẫn sử dụng chữ kí số trong giao dịch.
Cá nhân, hộ kinh doanh tại Đà Nẵng đăng ký chữ kí số miễn phí tại chương trình |
Theo kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030, ngành Công Thương Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 và 60% dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến mức độ 3,4 có chức năng định danh, xác thực điện tử, thanh toán điện tử, được cung cấp trên nhiều nền tảng, hỗ trợ trên thiết bị di động; 100% dịch vụ cấp lại, cấp đổi được thực hiện ngay trong ngày; Tối thiểu 20% thủ tục hành của Sở Công Thương được cắt giảm thông qua kế thừa dữ liệu số; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công hài lòng với chất lượng dịch vụ…. Về phát triển kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng kinh tế số chiếm tối thiểu 20% giá trị tăng thêm của lĩnh vực thương mại điện tử. Tối thiểu 90% doanh nghiệp có tài khoản thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử; 50% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sử dụng dữ liệu số, công nghệ số trong sản xuất; hoàn thành cơ bản tự động hóa lưới điện 22kV.
Vũ Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|