Sáng 10/10, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, vấn đề đặt ra với thành phố Đà Nẵng”. Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ số, vi mạch, bán dẫn; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp; các trường đại học, các cơ sở đào tạo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cho biết, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định 05 lĩnh vực ưu tiên nguồn lực phát triển.
Trong đó, có 01 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến triển khai chuyển đổi số (Công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số) và 04 lĩnh vực còn lại cơ bản phát triển trên nền tảng và hạ tầng số (Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp; Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics).
Quang cảnh hội thảo |
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, năm 2022, kinh tế số của Đà Nẵng (gồm kinh tế ICT, kinh tế nền tảng, internet và kinh tế trong ngành, lĩnh vực khác) có đóng góp 19,76% GRDP. Đến nay, Đà Nẵng có 2450 doanh nghiệp công nghệ số (trung bình 2,3 doanh nghiệp công nghệ/1.000 dân, đứng thứ 2 toàn quốc (sau TP. Hồ Chí Minh) và gấp 3 lần trung bình toàn quốc); có 46.000 nhân lực công nghệ số.
Các trường đại học, cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố đã hình thành các khoa đào tạo chuyên ngành vi mạch, điện tử. Mỗi năm có khoảng 750 sinh viên chuyên ngành liên quan điện tử, vi mạch tốt nghiệp; chỉ tiêu tuyển sinh các chuyên ngành này là khoảng 900 sinh viên.
Đà Nẵng xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch; đồng thời xác định mục tiêu đến năm 2030: Kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố; đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số với tối thiểu 07 Khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm.
Từ chủ trương Đảng và Nhà nước, kết quả quan hệ và hợp tác quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch toàn cầu; góp phần phát triển bền vững dựa vào khoa học công nghệ.
Chủ tịch TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh: TP đang rất cần ý kiến tư vấn của các chuyên gia đầu ngành trong việc đón lõng ngành công nghiệp bán dẫn |
"Nhận thấy đây là động lực để Đà Nẵng tiếp tục phát triển, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là con người, trên tinh thần kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Các nguồn lực này không chỉ là cơ hội mới mà là sự quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và của các cơ sở đào tạo để có những thay đổi trên lĩnh vực mà Đà Nẵng có một số lợi thế nhất định, các nội dung cụ thể được trình bày trong báo cáo đề dẫn; và có đề xuất một số giải pháp, biện pháp như: Đào tạo ngay nhóm kỹ sư hiện có, có chính sách cho sinh viên tham gia học chuyên ngành vi mạch bán dẫn, thu hút chuyên gia, đầu tư phát triển cho một số doanh nghiệp vi mạch hiện có, xúc tiến và thu hút doanh nghiệp lớn để có lan toả,...", ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, TP đang rất cần các ý kiến tư vấn chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ số, vi mạch, bán dẫn; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp; các trường đại học, các cơ sở đào tạo; góp phần đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của thành phố nói riêng và góp phần nhỏ bé vào phát triển, Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.
Tại Hội thảo, các chuyên gia trình tham luận và thảo luận các vấn đề: Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Đại học Duy Tân; FPT đồng hành cùng Đà Nẵng trở thành Trung tâm vi mạch bán dẫn của Việt Nam và Thế giới; Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; Đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn - Thực trạng và định hướng phát triển; Đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn; Phát triển công nghiệp chip bán dẫn tại Việt Nam - Cơ hội và giải pháp phát triển nguồn nhân lực...
Các tập đoàn bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ có 'quyết tâm cao' với Việt Nam Trưa ngày 19/9 theo giờ địa phương, tại thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ăn trưa làm việc với ... |
Công nghệ bán dẫn - Cổ phiếu hiếm trên sàn chứng khoán hiện nay Trên thị trường chứng khoán, số doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến ngành công nghệ bán dẫn chỉ "đếm trên đầu ngón tay", tuy ... |
Ông lớn Hàn Quốc Hana Micron dự rót tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất chip tại Việt Nam Hana Micron - tập đoàn chuyên cung cấp bộ nhớ và bao bì chip cho Samsung đang tiến hành chuyển thiết bị tới nhà máy ... |
Cao Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|