Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng |
Cụ thể, CTS nhận định cuối năm nay dự trữ ngoại hối sẽ phục hồi về mức này khi các thặng dư thương mại hồi phục nhờ Trung Quốc hoàn toàn mở cửa trở lại và kỳ vọng lạm phát ở Mỹ kiểm soát về mức 2% như các nhà hoạch định chính sách đề ra. Đến giữa tháng 2/2023, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt khoảng 91,78 tỷ USD.
Nguồn: Bloomberg, CTS tổng hợp và dự báo |
Bên cạnh đó, tính đến ngày 30/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hút ròng gần 46.500 tỷ đồng trên cả hai kênh tín phiếu và thị trường mở, thấp hơn gần gấp ba lần so với tháng 12/2022. Các chuyên gia cho biết điều này phù hợp với nhận định trước đó khi Chính Phủ quyết tâm đồng thời ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế.
Về tín dụng, CTS dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 15%, thêm 0,8% so với năm 2022 trong bối cảnh nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang bức thiết và kênh dẫn vốn từ thị trường trái phiếu suy giảm.
Mặt khác, đối với lãi suất và tín dụng, các chuyên gia dự báo lãi suất điều hành sẽ được duy trì ở mức như hiện tại trong năm 2023. Bên cạnh đó, lãi suất huy động có xu hướng giảm dần về cuối năm, đặc biệt chiều hướng này sẽ gia tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giảm lãi suất điều hành vào quý IV/2023.
Tỷ giá VND/USD cũng sẽ tiếp tục đi ngang hoặc giao động trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 24.000 – 24.500 VND/USD trong hầu hết cả năm 2023 trước khi đón nhận diễn biến tích cực từ tình hình kinh tế toàn cầu.
Trong tháng 2, tỷ giá USD của Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì ở mức cao24.780 VND/USD trong khi đó, tỷ giá USD tại ngân hàng thương mại ở vùng 23.940 VND/USD, đã hạ nhiệt so với cuối năm 2022.
Nguồn: GSO, CTS tổng hợp và dự báo |
Đánh giá về lạm phát 2022, CTS cho biết chỉ tiêu này được kiểm soát tốt, đạt mục tiêu của Chính phủ, nhưng áp lực lạm phát vẫn tồn tại khi Ngân hàng Trung ương các nước vẫn trên lộ trình tăng lãi suất điều hành. Dự báo lạm phát có thể đạt đỉnh trong năm 2023.
Dựa trên các kết quả phân tích định lượng, kịch bản cơ sở cho dự phóng CPI có xu hướng tăng, dự kiến tăng mạnh đến cuối năm 2023 lên mức 5,8%. Về phân tích định tính, trên kịch bản cơ sở CTS dự báo CPI có thể tăng 4,5%. Trong kịch bản tiêu cực hơn tăng 5%, ngược lại ở kịch bản tích cực có thể tăng 4,3%.
Kịch bản nào sẽ xảy ra thì còn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế và sự phục hồi du lịch.
CTS cho biết, thông qua việc sử dụng mô hình định lượng, các kết quả đều cho thấy GDP có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Dựa trên kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP 2023 được dự báo đạt 6,8%, trong khi đó có thể đạt 7,3% ở kịch bản tích cực. Kịch bản tiêu cực hơn, GDP có thể đạt mức tăng trưởng 6,2%.
VCSC: LienVietPostBank (LPB) có thể lãi 5.100 tỷ đồng trong năm 2023 Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nâng dự báo lợi nhuận sau thuế của LienVietPostBank (LPB) năm 2023 thêm 5,6%, lên ... |
ACBS: Thanh khoản năm 2023 tương đối dồi dào nhưng trên mặt bằng lãi suất cao Theo ACBS, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ ở mức tương đối thắt chặt trong năm 2023 nhưng sẽ thông ... |
ĐHĐCĐ VIB: Lên kế hoạch lãi năm 2023 đạt 12.200 tỷ đồng, chia cổ tức tổng tỷ lệ 35% Sáng ngày 15/3, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2023. Đây là ngân hàng đầu tiên tổ ... |
Thu Thủy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|