Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào để đón tài lộc cả năm?

(Banker.vn) Rằm tháng Giêng từ lâu đã trở thành ngày lễ lớn và linh thiêng với câu nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Ý nghĩa việc cúng Rằm tháng Giêng và văn khấn đầy đủ, chính xác nhất Bình Dương: Liên hoan nghệ thuật biểu diễn múa lân - sư - rồng mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 Những ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Hà Nội thu hút du khách dịp lễ Rằm tháng Giêng Thị trường dịp lễ Rằm tháng Giêng: Hàng hóa “hạ nhiệt”, thực phẩm chay sôi động trên chợ mạng

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới, trong đó "Nguyên" mang hàm ý thứ nhất và "Tiêu" nghĩa là đêm.

Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào để đón tài lộc cả năm?
Chỉ có duy nhất ngày Tết Nguyên Tiêu 15/1 Âm lịch là cúng được giờ Ngọ; 11 ngày rằm còn lại trong năm không nên cúng giờ này. Ảnh minh họa

Rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Do vậy, vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau sửa soạn, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật, với tổ tiên của mình đồng thời, mong cầu một cuộc sống ấm no, gia đình đoàn tụ, hạnh phúc bình an...

Theo các chuyên gia tâm linh, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 Âm lịch đều được. Bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 Âm lịch. Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Song, cũng theo nhiều chuyên gia tâm linh, ngày Rằm tháng Giêng sẽ có những khung giờ đẹp để các gia đình có thể lựa chọn làm lễ, cúng bái.

Khung giờ tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng năm 2024 là giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ. Lệ xưa cho rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày Rằm tháng Giêng là được.

Một số khung giờ vàng để gia chủ có thể lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình.

- Giờ Mão (5h-7h) - Giờ Ngọc Đường: Giờ này thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái chiếu sáng; tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.

- Giờ Ngọ (11h-13h) - Giờ Tư Mệnh: Giờ này thuộc sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn chiếu. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào khung giờ này được cho là Đại cát, bởi là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn phát triển.

- Giờ Thân (15h-17h) - Giờ Thanh Long: Giờ này thuộc khung giờ của sao Thiên Ất chiếu, thuận lợi các cho các việc khởi sự, kết hôn, thành gia lập thất.

Các chuyên gia cũng lưu ý, chỉ có duy nhất ngày Tết Nguyên Tiêu 15/1 Âm lịch là cúng được giờ Ngọ; 11 ngày rằm còn lại trong năm không nên cúng giờ này.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Hải Dương

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục