Giá gạo xuất khẩu đảo chiều giảm mạnh sau tuần lặng sóng Nguyên nhân giá gạo thế giới tăng sốc, giá gạo Việt liên tục giảm |
Một tuần tăng giảm trái chiều
Theo các dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nếu như tuần đầu tiên của năm 2024 giá gạo thế giới ghi nhận sự ổn định thì trong tuần này đã có nhiều biến động mạnh.
Cụ thể trong 2 phiên giao dịch đầu tuần (8 và 9/1), giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm không biến động nhưng đến phiên ngày 10/1 đã đột ngột giảm mạnh. Theo đó, gạo Thái Lan giảm mạnh 14 USD/tấn, gạo Pakistan giảm 3 USD/tấn, còn gạo Việt Nam đứng im.
Tuy nhiên sau phiên giảm đột ngột này thì 2 phiên liên tiếp cuối tuần (ngày 11 và 12/1), giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của các nước là Thái Lan, Pakistan lại đồng loạt tăng mạnh. Thống kê từ VFA cho thấy, chỉ trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, mặt bằng giá gạo xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể khi gạo 5% tấm của Thái Lan tăng 6 USD, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan tăng tổng cộng 25 USD.
Giá gạo có một tuần biến động mạnh |
Việc tăng giá này đã góp phần rút ngắn khoảng cách ở phân khúc 5% tấm giữa các nguồn cung Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, song giá gạo Việt Nam vẫn duy trì ngôi vương với mốc 653 USD/tấn, tiếp sau là Thái Lan ở mức 645 USD/tấn và cuối cùng là Pakistan 617 USD/tấn.
Ở phân khúc 25% tấm, trong tuần này, giá gạo của Việt Nam ghi nhận giảm tổng cộng 15 USD/tấn, từ mức 633 USD/tấn vào đầu tuần, xuống còn 618 USD/tấn trong phiên cuối tuần.
Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan giảm mạnh đầu tuần nhưng lại tăng vào cuối tuần. Tuy nhiên ghi nhận chung trong tuần này giá gạo 25% tấm của Thái Lan vẫn giảm 8 USD/tấn so với tuần trước, xuống còn 581 USD/tấn.
Với gạo 25% tấm của Pakistan, có 1 tuần “thăng hoa” khi tăng mạnh tới 45 USD/tấn trong tuần này và hiện đang có giá 558 USD/tấn.
Với phân khúc 100% tấm, gạo Việt giữ ổn định ở mức 533 USD/tấn, gạo Thái Lan giảm 8 USD xuống 485 USD/tấn, còn gạo Pakistan tăng 11 USD - lên mức 474 USD/tấn.
Các yếu tố tác động lên giá gạo
Việc giá gạo thế giới biến động mạnh là do nhu cầu nhập khẩu của các nước tăng cao trong khi nguồn cung vẫn có phần hạn chế (Ấn Độ vẫn đang duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo) và giá gạo được nhận định sẽ duy trì ở mức cao theo hướng có lợi cho người bán.
Chẳng hạn tại Philippines, theo quan chức Bộ Nông nghiệp (DA) nước này cho biết, mức tiêu thụ cả nước khoảng 36.000 tấn/ngày, tương đương khoảng 1,08 triệu tấn/tháng và nguồn cung gạo của nước này sẽ đủ cho đến khi bắt đầu vụ thu hoạch tiếp theo vào tháng 3/2024. Tuy nhiên, theo một dự báo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), việc trồng lúa vụ phụ của Philippines dù đã được tiến hành song lượng mưa dưới mức trung bình ở các vùng trồng lúa có thể ảnh hưởng đến sản xuất lúa vụ phụ (lượng mưa dưới mức trung bình và nhiệt độ tăng cao được dự báo sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 3/2024) do hiện tượng El Nino đang diễn ra. Từ đó, FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2024 của nước này tiếp tục ở mức cao.
Với Bangladesh, các dự báo cho thấy nguồn cung của nước này không đủ so với nhu cầu trong nước và vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Cụ thể, về cung, theo báo cáo được USDA công bố, USDA đã hạ dự báo sản lượng gạo xay xát trong niên vụ 2023/24 (từ tháng 5/2023 – tháng 4/2024) của Bangladesh xuống 36,3 triệu tấn (từ mức 36,4 triệu tấn dự báo chính thức trước đó). Dự báo này giảm nhẹ so với ước tính 36,35 triệu tấn của năm trước. Sự sụt giảm này là do thiệt hại một phần vụ lúa mùa Aman ở một số huyện ven biển do cơn bão "Midhili" tấn công vào ngày 17/11/2023. Trong khi đó về cầu, USDA giữ nguyên dự báo tiêu thụ gạo niên khóa 2023/24 của Bangladesh không thay đổi ở mức chính thức 37,7 triệu tấn do dự báo sản xuất và nhập khẩu gạo thấp hơn. Dự báo tăng nhẹ so với ước tính 37,6 triệu tấn của năm trước.
Ngoài ra, các quốc gia khác như Indonesia cũng được dự báo có nhu cầu lớn trong năm 2024. Được biết vào ngày 11/1 Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) Indonesia cho biết Chính phủ nước này đã đồng ý giao cho Bulog nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm nay. Quyết định được đưa ra nhằm duy trì cân bằng dự trữ gạo (CBP) của chính phủ.
Một nguyên nhân khác được các doanh nghiệp cho rằng có phần tác động đến giá gạo là do cước tàu biển nhảy vọt trong thời gian gần đây bởi tác động từ khu vực Biển Đỏ. Thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cho biết, giá cước vận tải biển ở hiện tại đã tăng gấp 3 lần so với hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Việc cước vận tải tăng cao là gánh nặng sẽ “đè” lên vai cho cả chuỗi ngành hàng, tức cả người bán lẫn người mua.
Thùy Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|