Cú vọt tăng phút chót chưa thể khẳng định xu hướng dòng tiền, nhà đầu tư dù sợ “lỡ tàu” nhưng vẫn thận trọng

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch cuối tuần (9/6), VN-Index bất ngờ tăng 6,21 điểm (+0,56%) và đóng cửa ở mốc 1.107,53 điểm. Thanh khoản có sự sụt giảm so với với phiên trước đó, tuy vậy vẫn ở mức ổn định khi có hơn 900 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 16.000 tỷ đồng.

Trong tuần vừa qua (5-9/6), tâm lý lạc quan đã thể hiện ngay phiên đầu tuần giúp VN-Index có phiên kiểm định ngưỡng 1.100 điểm lần đầu tiên. Tuy lần kiểm định này chưa thành công nhưng mốc 1.100 điểm đã bị chinh phục ngay phiên sau đó. Diễn biến chốt lãi khi chỉ số vượt 1.100 điểm đã xuất hiện và đẩy VN-Index trở lại kiểm định mốc này trong 2 phiên cuối tuần.

Nhóm cổ phiếu cơ bản bất ngờ tỏa sáng trong tuần, đứng đầu là VCB với mức tăng 5,9% đã giúp VN-Index tăng 6,6 điểm. Trong nhóm này còn có các mã HPG (+6,0%), DGC (+12,1%) và DHG (+12,7%) tăng mạnh và lọt vào top 10 ảnh hưởng đến chỉ số trong tuần. Chiều ngược lại, dẫn đầu là BID và GVR với mức ảnh hưởng lần lượt -1,6 điểm và -0,9 điểm đến chỉ số.

Khối ngoại vẫn bán ròng gần 400 tỷ đồng trong tuần tích cực hơn khi xen kẽ những phiên bán ròng, khối này cũng mua ròng 2 phiên trong tuần này. VNM là mã bị khối ngoại bán rất mạnh trong tuần với giá trị lên đến 626 tỷ đồng, bỏ xa mã xếp thứ 2 là CTG với giá trị bán ròng 236 tỷ đồng. Chiều mua ròng dẫn đầu là 2 mã chứng khoán là SSI và VND với giá trị lần lượt 294 tỷ đồng và 254 tỷ đồng.

Cú vọt tăng phút chót chưa thể khẳng định xu hướng dòng tiền, nhà đầu tư dù sợ “lỡ tàu” nhưng vẫn thận trọng
Với dự báo thị trường có thể điều chỉnh, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư không nên mua đuổi vào những phiên tăng điểm và chờ nhịp điều chỉnh để tham gia.

Kháng cự 1.100 điểm đã tạo ra áp lực bán mạnh trong tuần kéo thanh khoản trung bình của tuần này vượt trên 15.000 tỷ đồng/phiên, mức cao nhất từ đầu năm đến nay.

Trong phiên giao dịch cuối tuần (9/6), VN-Index bất ngờ tăng 6,21 điểm (+0,56%) so với phiên trước đó và đóng cửa ở mốc 1.107,53 điểm. Thanh khoản có sự sụt giảm so với với phiên trước đó, tuy vậy vẫn ở mức ổn định khi có hơn 900 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 16.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam lý giải nguyên nhân khiến thị trường bật tăng trong phiên cuối tuần cùng thanh khoản sụt giảm gồm 3 yếu tố:

Thứ nhất, xu hướng giảm nhanh hồi nhanh là do có lực cầu mạnh. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng mua vào đón đầu xu hướng chuyển dịch dòng tiền gửi lãi suất cao đáo hạn sang chứng khoán. Với tâm lý sợ “lỡ tàu”, khi thị trường có nhịp điều chỉnh là nhà đầu tư sẽ mua vào. Tuy nhiên, dòng tiền hưng phấn chủ yếu chỉ xuất hiện tại một vài nhóm cổ phiếu, nổi bật là nhóm chứng khoán. Nhiều kỳ vọng đang hướng đến nhóm chứng khoán khi thanh khoản cải thiện giúp mảng tự doanh khởi sắc, lãi suất giảm margin cải thiện,... Do đó, khi nhóm cổ phiếu này chớm xanh thì lượng tiền chờ chực tham gia là khá lớn. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu chứng khoán có độ beta cao, khi bứt phá sẽ lan toả mạnh đến thị trường chung.

Thứ hai, xu hướng tăng điểm thị trường chứng khoán Mỹ cũng ít nhiều hỗ trợ tích cực đến tâm lý thị trường. Nguyên nhân là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ dừng tăng lãi suất trong kỳ họp sắp tới.

Thứ ba, xu hướng giảm bán của khối ngoại cũng phần nào tác động đến tâm lý thị trường. Cùng với đó, tỷ trọng tiền mặt các quỹ đầu tư tăng mạnh trong thời gian gần đây, song nguyên tắc của một số quỹ là không để lượng mặt quá lâu. Do đó, nhiều nhà đầu tư cũng kỳ vọng các quỹ sẽ sớm giải ngân trong thời gian tới.

Chuyên gia cho rằng nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng vì thị trường có dấu hiệu của phiên bull trap. Sau phiên giảm mạnh, tâm lý nhà đầu tư dù sợ “lỡ tàu” nhưng vẫn rất thận trọng. Cú vọt tăng diễn ra trong phút chót cuối phiên chưa thể khẳng định xu hướng khi dòng tiền vẫn khá thận trọng, chỉ lạc quan ở một vài nhóm cổ phiếu cụ thể.

Cú vọt tăng phút chót chưa thể khẳng định xu hướng dòng tiền, nhà đầu tư dù sợ “lỡ tàu” nhưng vẫn thận trọng
Ông Nguyễn Thế Minh

Tuy chưa thể khẳng định thị trường đã tạo đỉnh trong ngắn hạn hay chưa, chuyên gia cho rằng thị trường vẫn sẽ gặp phải áp lực điều chỉnh trong thời gian tới. Bởi dòng tiền cũng cần cơ cấu danh mục sau khi tham gia vào những nhóm cổ phiếu nóng trong thời gian vừa rồi.

Đưa ra xu hướng thị trường trong thời gian tới, ông Minh cho rằng nhà đầu tư nên quan sát vùng hỗ trợ 1.090 – 1.095 điểm. Nếu xuyên qua vùng này, VN-Index có khả năng tìm về 1.080 điểm – đây là ngưỡng hỗ trợ khá kiên cố cho chỉ số.

Với dự báo thị trường có thể điều chỉnh, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư không nên mua đuổi vào những phiên tăng điểm và chờ nhịp điều chỉnh để tham gia. Những nhóm cổ phiếu có cân nhắc tham gia khi thị trường giảm là nhóm điện, chứng khoán, dược phẩm, công nghệ và dịch vụ dầu khí.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán SSI tin rằng, các chính sách của Chính phủ sẽ tiếp tục nghiêng về hướng hỗ trợ và sẽ còn tác động tích cực lên thị trường chứng khoán bởi đây là thị trường của kỳ vọng. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vẫn sẽ còn chịu nhiều áp lực phía trước bởi sự phục hồi của nền kinh tế vào quý 2 và quý 3 vẫn còn nhiều thách thức và các vấn đề trên thị trường bất động sản và trái phiếu sẽ cần thêm thời gian để giải quyết.

Với các yếu tố tác động chưa đồng thuận, thị trường chứng khoán sẽ còn biến động ở cả 2 chiều. Ở chiều điều chỉnh, mức độ biến động SSI kỳ vọng không quá lớn do khó khăn của nền kinh tế cũng đã được thị trường chứng khoán phản ánh sớm và phần lớn trong năm 2022 qua mức giảm gần 33% của chỉ số VN-Index.

Về xu hướng kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã thoát khỏi xu hướng đi ngang trong biên hẹp 1.040 -1.080 điểm và bước vào chu kỳ tăng điểm với nhịp tăng vừa phải và mục tiêu trong tháng 6 hướng đến vùng 1.150 -1.160 điểm. Do đang tiến gần vùng đỉnh cũ, những nhịp điều chỉnh và rung lắc có khả năng sẽ diễn ra với mốc hỗ trợ là 1.060 điểm của chỉ số.

Cơ hội mở rộng hơn khi thị trường dần bước vào chu kỳ tăng. Xét về yếu tố dòng tiền và xu hướng kỹ thuật, NĐT có thể tiếp tục nương theo nhịp tăng này để tìm kiếm lợi nhuận, song song đó là cần thiết quản trị tốt rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục giữa các nhóm ngành và tuân thủ kỷ luật đã đề ra với các giao dịch ngắn hạn.

Trong tháng 6, SSI gợi ý cơ hội đầu tư trong các nhịp điều chỉnh ở 8 mã cổ phiếu STB, MBB, MBS, KBC, NLG, PVS, KSB và MWG.

Nhận định chứng khoán tuần 12-16/6/2023: Hiện thực hóa một phần lợi nhuận để quản trị tối đa rủi ro

VN-Index ghi nhận áp lực bán và có dấu hiệu tạo đính ngắn hạn trong tuần vừa qua sau khi tiếp cận khu vực điểm ...

Điểm nhấn thị trường ngày 9/6: VN-Index mang lại niềm vui như ngày "có điện"

Sau phiên giảm điểm với thanh khoản tỷ đô, thị trường bất ngờ bật tăng trong phiêu chiều ngày 9/6. Việc thị trường bật tăng ...

Tự doanh bất ngờ trở thành điểm sáng phiên cuối tuần 6/9, MSN và MWG được gom mạnh

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/6, tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận mua ròng hơn 262 tỷ đồng, trong đó tập trung ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán