Củ cải - nhân sâm trắng của mùa đông

(Banker.vn) Củ cải trắng còn được biết đến như "nhân sâm mùa đông" giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân…
Phòng ngừa ung thư, chắc xương và đẹp da với củ cải trắng Những tác dụng của củ cải với người mắc bệnh tiểu đường

Y học hiện đại đã chứng minh rằng cứ mỗi 100g củ cải trắng lại chứa 1,4g protid, 3,7g glucid, 1,5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1,1mg sắt... cùng nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, PP. Với những dưỡng chất này, củ cải trắng không dừng lại là món ăn hàng ngày mà còn đóng vai trò trong việc bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình.

Giảm nguy cơ ung thư

Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại các gốc tự do – DNA bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư.

Điều chỉnh huyết áp

Đây là nguồn thực phẩm giàu kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng và thực tiễn cho thấy lá củ cải có tác dụng “hạ huyết áp” ở những người bị tăng huyết áp đáng kể.

1 loại củ là 'nhân sâm' của mùa đông, có thể sử dụng như ‘thuốc’ chống ung thư tự nhiên: Rất sẵn ở chợ Việt- Ảnh 1.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Insulin vốn là một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, củ cải có thể là một giải pháp. Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.

Tốt cho bệnh nhân hen suyễn: Củ cải có đặc tính chống sung huyết do vậy rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Người bị bênh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện được những dấu hiệu này. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, củ cải có khả năng chống các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, giúp bảo vệ các lớp lót đường hô hấp khỏi bị nhiễm trùng.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu, tốt cho não bộ

Vitamin B12 tự nhiên trong củ cải trắng giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp tiểu phần hemoglobin trong máu. Lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.

Phòng chống cảm lạnh và ho

Củ cải trắng thường được ví là “nhân sâm mùa đông”. Bởi việc bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày là ý tưởng tốt để phòng tránh và cảm lạnh.

Đây là một trong các loại rau củ có thể chống sung huyết, hình thành các chất nhầy trong cổ họng của bạn. Ngoài ra, củ cải cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và ho.

Ngăn ngừa bệnh vàng da

Củ cải có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh vàng da, nó giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể. Đó là do củ cải giúp kiểm soát sự phá hủy hồng cầu làm bilirubin trong máu tăng cao - nguyên nhân chính gây bệnh vàng da

Hỗ trợ giảm cân

Củ cải rất ít calo cộng thêm hàm lượng chất xơ cao làm người ăn cảm thấy no nhanh. Ví dụ 100g củ cải tươi chỉ chứa 16 calories do vậy bạn có thể thoải mái thưởng thức món củ cải vừa có lợi cho sức khỏe vừa giảm cân.

Những lưu ý khi ăn củ cải

Củ cải trắng kỵ với lê, táo, nho Khi bạn có ý định thực hiện một loại nước ép kết hợp giữa củ cải trắng với lê, táo, nho thì hãy dừng lại. Hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu uống thường xuyên loại nước ép này.

Không ăn củ cải trắng với nhân sâm

Nếu sau khi bạn ăn củ cải trắng, tuyệt đối không uống nhân sâm. Bởi vì cách ăn uống thiếu khoa học như vậy sẽ khiến những lợi ích của nhân sâm bị thuyên giảm. Chưa kể, củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau. Do đó, nếu kết hợp 2 thực phẩm này với nhau, bạn sẽ chẳng nhận được giá trị dinh dưỡng từ 2 thực phẩm này.

Tuyệt đối không ăn củ cải với cà rốt

Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ làm mất đi công dụng của củ cải trắng.

Củ cải trắng và quả cam

Tuyệt đối không được ăn củ cải trắng chung với cam. Lúc đó, flanovoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.

Phụ nữ mang thai không nên ăn

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.

Ngọc Ngân (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương