Credit Suisse mua lại khoản nợ 3 tỷ USD, bán khách sạn nổi tiếng

(Banker.vn) Cuối tuần trước, ngày 7/10, Ngân hàng Credit Suisse đã đề xuất mua lại chứng khoán nợ lên tới 3 tỷ Franc Thụy Sĩ (3,03 tỷ USD), một hành động để điều hướng giá cổ phiếu lao dốc và sự gia tăng đặt cược vào khoản nợ của mình.

Ngân hàng Thụy Sĩ này cũng xác nhận đang bán khách sạn Savoy nổi tiếng với gần 200 tuổi nằm trong trung tâm tài chính Zurich.

Trong một tuyên bố hôm liên quan đến đề nghị mua lại nợ cuối tuần trước, Credit Suisse cho biết, “các giao dịch phù hợp với cách tiếp cận chủ động của chúng tôi để quản lý tổng thể trách nhiệm pháp lý và tối ưu hóa chi phí lãi vay và cho phép chúng tôi tận dụng các điều kiện thị trường để mua lại nợ với giá hấp dẫn”.

Hành động này diễn ra sau khi cổ phiếu của Credit Suisse chạm mức thấp nhất mọi thời đại vào đầu tuần trước và chi phí bảo hiểm hợp đồng phái sinh tín dụng (CDS) đạt mức cao kỷ lục, trong bối cảnh thị trường quan ngại về tương lai của ngân hàng.

Ngân hàng đang bắt đầu xem xét chiến lược lớn dưới thời một CEO mới sau một loạt vụ bê bối và thất bại trong quản lý rủi ro, đồng thời sẽ cập nhật tiến độ cùng với kết quả kinh doanh quý, dự kiến ​​vào ngày 27/10.

Vụ bê bối gây tốn kém nhất của ngân hàng là việc quỹ đầu tư Archegos trị giá 5 tỷ USD của ngân hàng sụp đổ vào tháng 3/2021. Credit Suisse kể từ đó đã đại tu đội ngũ quản lý của mình, đình chỉ mua lại cổ phiếu và cắt giảm cổ tức để củng cố tương lai.

Vào thứ Sáu tuần trước, ngân hàng đã công bố chào mua công khai bằng tiền mặt liên quan đến 8 chứng khoán nợ ưu tiên mệnh giá bằng Euro hoặc bảng Anh, trị giá lên tới 1 tỷ Euro (980 triệu USD), cùng với 12 chứng khoán bằng USD trị giá tới 2 tỷ USD. Thời hạn chốt các khoản chào mua chứng khoán nợ này là ngày 3/11 và ngày 10/11.

Ngay sau thông tin này được phát ra, cổ phiếu của Credit Suisse đã giao dịch cao hơn 7%, tuy nhiên vẫn giảm khoảng 50% cho đến nay.

Không có 'Lehman moment'

Mặc dù rủi ro tín dụng gia tăng giữa các ngân hàng châu Âu có thể gợi lại ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các nhà phân tích nhấn mạnh rằng vùng đệm vốn hiện đang cao hơn đáng kể.

Công ty nghiên cứu MSCI Research cũng nhấn mạnh trong một lưu ý vào tuần trước rằng mặc dù rủi ro tín dụng cao, đặc biệt là đối với Credit Suisse và Deutsche Bank, song khối lượng hợp đồng CDS chưa cho thấy khả năng vỡ nợ trong toàn ngành sắp xảy ra.

Chênh lệch tín dụng của Credit Suisse và Deutsche Bank đã ghi nhận mức rộng trong lịch sử, trong khi mức chênh lệch đối với các ngân hàng lớn khác ở châu Âu cũng đã mở rộng, nhưng MSCI cho biết độ dốc của đường cong tín dụng nhìn chung đã tăng lên rõ rệt, thay vì đảo ngược.

“Đường cong đảo ngược sẽ phản ánh mối lo ngại về khả năng vỡ nợ trong ngắn hạn của các nhà đầu tư và điều này đã được quan sát thấy vào năm 2008 ở các ngân hàng. Credit Suisse là ngân hàng lớn duy nhất mà đường cong gần đây đã trở nên phẳng,” các Giám đốc điều hành MSCI Research Gergely Szalka và Thomas Verbraken lưu ý.

 “Một mô hình tiêu chuẩn sử dụng cách định giá CDS hiện tại cho thấy xác suất vỡ nợ theo thị trường trong 6 tháng tương ứng là khoảng 2% đối với Credit Suisse và 1% với Deutsche Bank, xác suất vỡ nợ trong 5 năm là 23% đối với Credit Suisse và 17% cho Deutsche Bank.”

2 vị Giám đốc của MSCI Research cho biết. những con số này không cho thấy khả năng vỡ nợ sắp xảy ra trong ngắn hạn, nhưng lo ngại của thị trường về khả năng tồn tại của cả hai ngân hàng trong dài hạn rõ ràng hơn.

“Tất cả những gì cần nói đó là, dữ liệu thị trường cho thấy rằng “Lehman moment” đối với các ngân hàng châu Âu dường như không có khả năng xảy ra vào lúc này,” MSCI Research kết luận.

'Tiến triển tích cực'

Johann Scholtz, nhà phân tích vốn chủ sở hữu tại Morningstar, cho rằng việc mua lại nợ là một tín hiệu “tích cực” từ Credit Suisse đối với một thị trường tín dụng theo một cách khéo léo rằng ngân hàng “không gặp khó khăn nghiêm trọng” về thanh khoản.

Ông cũng bác bỏ quan điểm cho rằng việc bán khách sạn Savoy ở Zurich là một phần của "dấu hiệu thanh khoản", bởi số tiền thu được sẽ không đủ để giải quyết bất kỳ vấn đề thanh khoản đáng kể nào.

“Tôi nghĩ sẽ công bằng nếu nói rằng sẽ có khá nhiều điểm giảm sút sẽ đi xuống trong kết quả kinh doanh quý thứ ba. Tôi nghĩ rằng họ có thể sẽ tìm đến mọi khả năng có thể, bởi vì tôi nghĩ đó thực sự là thứ mà thị trường cũng đang tìm kiếm, "Scholtz nói.

“Tôi nghĩ có thể lý do về việc bán khách sạn này là bởi vì sẽ có rất nhiều chi phí bất thường (khách sạn Savoy đang trong giai đoạn sửa chữa lớn - PV), bởi vậy có thể, đối với những gì đáng giá, hãy để tình hình nhìn tốt hơn một chút nếu họ có thể thu được lợi nhuận khi bán khách sạn. ”

Được biết, khách sạn Savoy đang đóng cửa để đại tu và sẽ mở cửa trở lại vào năm 2024 với tên gọi mới, khách sạn Mandarin Oriental Savoy Zurich.

Theo nguồn tin, việc bán khách sạn này có thể giúp ngân hàng thu về 400 triệu Francs Thụy Sỹ (408 triệu USD).

 

Hải Yến

Theo: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
    Bài cùng chuyên mục