Công bố thông tin nhân sự nhưng không báo cáo, Eximbank nói gì?

(Banker.vn) Vừa qua, Eximbank (HoSE: EIB) đã có văn bản giải trình nguyên nhân việc công bố thông tin bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường nhưng không đồng thời báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE).

Theo đó, Eximbank cho biết, ngày 02/12/2022, Eximbank đã công bố thông tin tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường theo Văn bản số 10066/2022/EIB-TGĐ đến UBCKNN, HoSE và trên trang thông tin điện tử của Eximbank.

Công bố thông tin nhân sự nhưng không báo cáo, Eximbank nói gì?

Trong tài liệu ĐHĐCĐ bất thường ngày 16/01/2023 có nội dung bầu bổ sung thành viên HĐQT vào HĐQT nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) theo danh sách ứng viên được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận.

Thời điểm này Eximbank chưa nhận được chấp thuận của NHNN đối với 3 ứng viên dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025).

Ngày 15/01/2023, sau khi nhận được Công văn số 254/NHNN-TTGSNH ngày 14/01/2023 của NHNN về việc chấp thuận Danh sách nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII, Eximbank đã tiến hành công bố thông tin danh sách ứng viên theo chấp thuận của NHNN kèm theo thông tin liên quan đến ứng viên để cập nhật tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 16/01/2023 trên trang thông tin điện tử của Eximbank.

Tuy nhiên, do sơ suất trong việc rà soát các quy định về báo cáo và để kịp thời chuẩn bị việc bầu cử cho ĐHĐCĐ bất thường ngày 16/01, Eximbank đã chưa báo cáo đồng thời cho UBCKNN và HoSE về nội dung cập nhật, bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường.

Trước đó, ngày 15/01/2023, Eximbank nhận được Công văn 254 về việc chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025). Theo đó, Eximbank công bố thông tin danh sách để bổ sung vào tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường, bao gồm các nhân sự dự kiến gồm có.

Bà Lê Thị Mai Loan (sinh năm 1982) – hiện đang là thành viên HĐQT Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS). Trước đó, bà Loan từng kinh qua các vị trí Phó Chánh Văn phòng HĐQT Phó Ban nguồn vốn SBS, thành viên Ban Kiểm soát CTCP Bamboo Capital…

Ông Phạm Quang Dũng (sinh năm 1982) – hiện đang là Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Phú Mỹ. Ông Dũng từng giữ các vị trí quan trọng tại Techcombank trước đó, Phó giám đốc khối Doanh nghiệp lớn tại SeaBank…

Ông Trần Anh Thắng (sinh năm 1984) – hiện đang là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước. Ông Thắng từng giữ vị trí tại các công ty Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt, Chủ tịch HĐQT CTCK Nhất Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý Quỹ Amber.

Báo lãi năm 2022 gấp 3 lần năm 2021

Eximbank mới đây cũng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022, ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm qua đạt 3.709 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần năm 2021.

Phần lớn các mảng kinh doanh của Eximbank có lãi tích cực trong năm qua. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng tới 59% so với cùng kỳ, đạt 5.592 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 514 tỷ, tăng 19%, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 54% lên 606 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác (chủ yếu đến từ thu hồi xử lý nợ) tăng 68% lên 428 tỷ. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kém khả quan hơn, đạt 87 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ.

Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của Eximbank đạt 7.233 tỷ đồng, tăng 53,6% so với năm trước. Chi phí hoạt động tăng 36% lên 3.420 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ CIR (chi phí/tổng thu nhập) có sự cải thiện đáng kể, giảm từ 53% xuống 47%.

Một lý do khác giúp Eximbank báo lãi đột biến trong năm nay là nhờ giảm chi phí dự phòng so với cùng kỳ, do những năm trước ngân hàng đã trích lập cao, và chất lượng tài sản có xu hướng chuyển biến tốt hơn. Cụ thể, chi phí dự phòng rủi ro trong năm 2022 chỉ ở mức 103 tỷ đồng, giảm tới 90% so với cùng kỳ.

Từ đó, lợi nhuận trước thuế của Eximbank cả năm 2022 đạt 3.709 tỷ đồng, lãi ròng là 2.946 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với mức 1.205 tỷ trước thuế và 965 tỷ đồng sau thuế của năm 2021.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản Eximbank đạt 185.045 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2021. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14% lên 129.196 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 8,2% lên 148.614 tỷ đồng.

Nợ xấu của Eximbank ở con số 2.346 tỷ đồng, tăng 99 tỷ đồng so với cuối năm 2021, tương đương tăng 4,4% - mức tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu có sự cải thiện, giảm từ 1,96% xuống 1,76%.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/1, cổ phiếu EIB tăng 1,5% lên mức 27.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 3,3 triệu đơn vị.

Công bố thông tin nhân sự nhưng không báo cáo, Eximbank nói gì?
Diễn biến giá cổ phiếu DRH thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ...

Thống đốc NHNN: Năm 2023, kiểm soát chặt lãi suất tiền gửi, khuyến khích ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng ...

Định hướng năm 2023: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt

Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2022 đã khẳng định được sự ...

Anh Khôi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán