Cơ sở nào để công ty CK dự báo doanh thu và lợi nhuận PLX tăng vọt trong năm 2023?

(Banker.vn) 6 tháng đầu đầu năm 2022, chi phí tăng mạnh khiến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) lỗ nặng trước thuế 595 tỷ đồng. Công ty CK MB (MBS) cho rằng, trong nửa cuối năm, những khó khăn của thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước như đảm bảo nguồn cung, tính đủ các chi phí định mức, giá xăng dầu biến động ít hơn sẽ giúp PLX hoạt động khởi sắc trở lại.
MBS: PLX hoạt động khởi sắc trở lại trong nửa cuối năm 2022
(Ảnh minh họa)

Sản lượng kinh doanh ni địa của PLX tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm

Công ty tiếp tục khẳng định vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu ngành khi sản lượng bán hàng nội địa 8 tháng đầu năm đạt 6,76 triệu m3(trm3), tăng 17.6%, trong đó riêng bán lẻ đạt 4,13 trm3, tăng 21% so với cùng kỳ 2021.

Trong những tháng cuối năm 2022, nền kinh tế tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cho vận tải, sản xuất tiếp tục tăng lên mạnh mẽ so với mức nền thấp cùng kỳ 2021. MBS dự báo sản lượng xăng dầu kinh doanh cả năm 2022 của công ty sẽ đạt mức từ 13,3-13,5 triệu tấn, tương đương mức tăng từ 8%-10% so với 2021.

Nguồn: Tradingview
Nguồn: MBS

Trong trung và dài hạn, công ty tiếp tục gia tăng số lượng cửa hàng xăng dầu (chxd) sở hữu trong chiến lược phát triển, mỗi năm sẽ tăng từ 100-150 chxd mới. Tính đến cuối 2020, số lượng chxd sở hữu đạt 2.700 trên tổng 5.500 chxd của hệ thống Petrolimex, chiếm 48%.

Cùng với việc đầu tư mới, cải tạo hệ thống chxd, tập đoàn cũng thực hiện đầu tư các giải pháp về công nghệ hiện đại, chính sách bán hàng, nâng cao giá trị gia tăng mỗi chxd, nhằm tối ưu hóa nguồn lực, tăng doanh số, doanh thu và lợi nhuận.

Hệ thống chxd thương hiệu PLX mặc dù chỉ chiếm khoảng 39% tổng số chxd trên toàn quốc, sản lượng bán lẻ lại chiếm đến 50% toàn thị trường, điều này cho thấy năng lực và hiệu suất bán hàng là vượt trội.

Nguồn: MBS
Nguồn: MBS

Lĩnh vực nhiên liệu bay, Hóa dầu, khí hóa lỏng vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu

Kinh doanh hóa dầu tiếp tục đứng đầu thị trường trong nước, trong đó lĩnh vực nhựa đường tăng trưởng tốt nhờ chính sách đầu tư hạ tầng trong năm 2020- 2025. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 4.207 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 111 tỷ đồng, tăng 22% và -31% so với cùng kỳ 2021.

Kinh doanh khí hóa lỏng giữ vững vị trí số 3 với sản lượng đạt trên 70 nghìn tấn. Doanh thu đạt 2.067 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 80 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và giảm 28% so với cùng kỳ 2021.

Lĩnh vực nhiên liệu bay tiếp tục hồi phục tốt trở lại khi các đường bay nội địa luôn đông khách và đường bay quốc tế được mở cửa trở lại. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 91 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2021.

Gặp khó trong 6 tháng đầu năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu bán hàng đạt 152 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 79% so với cùng kỳ, do giá dầu tăng mạnh 64% và sản lượng bán nội địa tăng 9%. Mặc dù vậy, do chi phí kinh doanh tăng mạnh cùng với dự phòng hàng tồn kho cuối kỳ 1,330 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 301 tỷ đồng, bằng 11% cùng kỳ 2021. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu lỗ trước thuế là 595 tỷ đồng.

Dự báo trong nửa cuối năm 2022 những khó khăn của thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước như đảm bảo nguồn cung, tính đủ các chi phí định mức, giá xăng dầu biến động ít hơn sẽ làm cho thị trường và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động hiệu quả hơn

MBS dự báo sản lượng xăng dầu kinh doanh cả năm 2022 của công ty sẽ đạt mức từ 13,3-13,5 triệu tấn, tương ứng mức tăng từ 8%-10% so với 2021. Với kịch bản giá dầu trung bình năm ở mức 95 usd/thùng, dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2022 của công ty lần lượt đạt 290.780 tỷ đồng và 2.320 tỷ đồng, bằng 172% và 61% của năm 2021.

Nguồn: MBS
Nguồn: MBS

Tiềm lực tài chính mạnh - Chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn

Tổng tài sản đến cuối T6.2022 tăng lên đạt 81.080 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm, tập trung chủ yếu ở khoản phải thu (+67%) và hàng tồn kho (+64%). Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 62-68% tổng tài sản, điều này phù hợp với một doanh nghiệp phân phối thương mại.

Tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính luôn có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng từ 27%- 31% Tổng tài sản. Đến cuối T6.2022, các khoản này có giá trị lên đến 22.059 tỷ đồng. Với nguồn tiền lớn, công ty đã rất chủ động trong hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi nhuận tài chính.

Bên Nguồn vốn, Nợ phải trả tăng 50% lên 54.858 tỷ đồng, trong khi Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 7% xuống 26.222 tỷ đồng chủ yếu do công ty thực hiện chi trả cổ tức 12% bằng tiền mặt trong kỳ cho cổ đông. Nợ phải trả tăng mạnh do công ty gia tăng khoản phải trả cho người bán với 91% lên 30.322 tỷ đồng. Vay nợ ngắn hạn cũng tăng 21% lên 17.225 tỷ đồng.

Trong năm 2022 công ty tiếp tục thực hiện tiến trình thoái vốn tại một số khoản đầu tư ngoài ngành, trong tháng 8.2022, Ngân hàng nhà nước đã chấp thuận cho Công ty được chuyển nhượng khoản vốn tại PGBank, công ty dự kiến thực hiện trong quý 3- 4.2022. Khoản thoái vốn này có thể mang lại một khoản lợi nhuận hấp dẫn khi giá gốc đầu tư là 1.078 tỷ đồng với 120 triệu cổ phiếu, tương đương với 8.983 đồng/cổ phần, trong khi thị giá cổ phiếu PGBank đang đạt mức 20.000-22.000 đồng/cổ phần.

Nguồn: MBS
Nguồn: MBS

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2022 và định giá cổ phiếu

Trong năm 2022, công ty đặt kế hoạch sản lượng xăng dầu kinh doanh là 12,18 triệu tấn, riêng công ty mẹ là 9,48 triệu tấn. Trong 8 tháng đầu năm, theo trao đổi từ công ty, sản lượng xăng dầu bán nội địa đạt 6,76 triệu tấn, tăng mạnh 17,6% so với cùng kỳ 2021.

MBS dự báo sản lượng bán hàng của công ty năm 2022 có thể đạt mức 13,3-13,5 triệu tấn, riêng sản lượng bán nội địa có thể đạt xấp xỉ 10 triệu tấn. Với kịch bản giá dầu Brent trung bình cả năm ở mức 95 usd/thùng, dự báo doanh thu năm 2022 đạt mức 290.780 tỷ đồng, tăng mạnh 72%. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 2.320 tỷ đồng và 2.160 tỷ đồng, bằng 61% và 69% của năm 2021.

Từ năm 2023, với giả thiết thị trường xăng dầu hoạt động ổn định trở lại, nguồn cung trong nước ổn định từ 2 nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn đáp ứng 70% nhu cầu trong nước. Hoạt động của công ty sẽ khởi sắc trở lại và hiệu quả tăng lên. Bên cạnh đó các hoạt động thoái vốn được thực hiện cũng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. MBS dự báo doanh thu có thể đạt 230 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 5,55 nghìn tỷ đồng, bằng 79% và 239% so với 2022.

Dựa trên dự báo kết quả kinh doanh, kết hợp các phương pháp định giá cơ bản (DCF, so sánh EV/EBITDA), MBS đưa ra khuyến nghị Mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 44.500 đồng/cổ phiếu cho 12 tháng tới.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

SSI: Lợi nhuận phục hồi trong các quý tới sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu PLX

SSI lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX và giá mục tiêu 1 năm là 55.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E ...

Petrolimex (PLX) báo lỗ ròng hơn 196 tỷ đồng trong quý 2

Trong năm 2022, Petrolimex (PLX) đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận hợp nhất lần lượt là 186.000 tỷ đồng và 3.060 tỷ đồng. ...

Petrolimex (PLX) nói gì về khoản lỗ của công ty mẹ?

Sau soát xét, lợi nhuận sau thuế giữa niên độ của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) đã âm ...

Thế Hưng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán