Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus cảnh báo tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch

(Banker.vn) Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của EU cảnh báo tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên.
Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng Nhiệt độ tăng kỷ lục, thiên tai ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu Nợ và biến đổi khí hậu: 'Vực thẳm' của các nước nghèo

Người đứng đầu Copernicus, ông Carlo Buontempo mới đây cảnh báo tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên và chuỗi nắng nóng kéo dài 12 tháng là “không có gì đáng ngạc nhiên” do biến đổi khí hậu.

Chúng tôi chưa từng thấy điều gì như thế này trong vài nghìn năm qua”, ông Buontempo nói.

Bên cạnh đó, dữ liệu của Copernicus cho thấy, các tháng từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024 đều là tháng nóng nhất thế giới từng ghi nhận.

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus cảnh báo tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus cảnh báo tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch

Theo Copernicus, kể từ tháng 7/2023, trong mỗi tháng, nhiệt độ ấm hơn ít nhất 1,5 độ C so với nhiệt độ trước thời kỳ công nghiệp hóa. Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 12 tháng qua cao hơn 1,63 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ nóng nhất kể từ khi việc lưu giữ hồ sơ bắt đầu vào năm 1940.

Phát biểu về những phát hiện này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhấn mạnh, thế giới đang đi sai hướng và không thể tìm cách ổn định được hệ thống khí hậu của mình một cách nhanh chóng.

Ông Guterres chỉ trích các công ty nhiên liệu hóa thạch là “bố già” đằng sau tình trạng hỗn loạn khí hậu và lần đầu tiên kêu gọi rõ ràng tất cả các quốc gia cấm quảng cáo các sản phẩm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tổng thư ký kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nhanh chóng kiểm soát cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng, nếu không sẽ phải đối mặt với những giai đoạn bùng phát nguy hiểm. Ông cảnh báo, các cam kết về khí hậu toàn cầu vẫn còn lơ lửng trên không trung.

Đồng thời, dữ liệu từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc cho thấy, mặc dù năm ngoái được ghi nhận là năm dương lịch ấm nhất với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp là 1,45 độ C, nhưng ít nhất một trong 5 năm tới có thể sẽ còn ấm hơn năm 2023.

Theo các nhà khoa học tại Copernicus, có một số diễn biến đáng ngạc nhiên - chẳng hạn như sự mất đi nghiêm trọng của băng biển ở Nam Cực trong những tháng gần đây - nhưng dữ liệu khí hậu tổng thể phù hợp với các dự đoán về mức độ phát thải khí nhà kính sẽ làm nóng hành tinh.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục