Cổ phiếu VPB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 24.400 đồng/cp

(Banker.vn) Công ty CP chứng khoán Phú Hưng (PHS) vừa công bố báo cáo chiến lược về ngân hàng, trong đó có phân tích về triển vọng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB).
Cổ phiếu VPB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 24.400 đồng/cp
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB).

Theo phân tích của PHS, điểm nhấn đầu tư của chiến lược ngân hàng dựa trên phân tích những hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đó. Theo đó, đối với ngân hàng VPBank, hiện VPBank có công ty con trong nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau gồm bảo hiểm OPES, chứng khoán VPBS, quản lý tài sản và cho vay tiêu dùng FE Credit.

Cổ phiếu VPB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 24.400 đồng/cp
Theo VPB, PHS tổng hợp.

PHS cho rằng, VPBank có bộ đệm vốn dày làm gia tăng sức chống chịu. Báo cáo ghi nhận VPBnak có bộ đếm vốn cao thứ 2 trên toàn ngành. Bên cạnh đó việc chào bán riêng lẻ cổ phần cho SMBC năm 2023 càng góp phần làm dày thêm bộ đệm vốn của ngân hàng.

Cổ phiếu VPB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 24.400 đồng/cp
Theo VPB, PHS tổng hợp.

Với những điểm nhấn nêu trên, PHS dự báo năm 2023 VPBank sẽ đạt mức tín dụng tăng trưởng khoảng 19,4% so với cùng kỳ. Dự báo này dựa trên dự đoán tổng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2024 sẽ tăng khoảng 21.2%.

Với NIM của ngân hàng, ước tính VPBank năm 2023 sẽ đạt tỷ lệ 7,56%, giảm so với cuối năm 2022 nhưng sẽ cao hơn mức 6,39% của nửa đầu năm 2023 do áp lực chi phí huy động vốn giảm dần vào cuối năm. Ngoài ra, PHS cũng cho rằng sang năm 2024 ước tính NIM của VPBank sẽ cải thiện hơn so với nửa cuối năm 2023, lên 7,94% nhờ lãi suất kỳ vọng duy trì ở mặt bằng thấp; hưởng lợi từ nguồn vốn giá rẻ thu được từ đợt phát hành cho SBMC.

Tuy nhiên, PHS dự báo tỷ lệ nợ xấu của VPBank năm 2023 sẽ ở khoảng 4,54% và tăng lên khoảng 5,68% vào năm 2024 do áp lực nợ xấu tăng sau thông tư 02 hết hiệu lực.

Cổ phiếu VPB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 24.400 đồng/cp
Theo VPB, PHS tổng hợp.

Ngoài ra, PHS cho rằng mức định giá P/E của cổ phiếu các ngân hàng vẫn còn thấp. PHS sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thấp thặng dư (residual Incone) và P/B, xác định giá hợp lý đối với cổ phiếu VPB là 24.400 đồng/cp, tương ứng với khả năng sinh lời 19%.

Trên thị trường chứng khoán, trong bối cảnh VN-Index giảm sâu hơn 15 điểm trong phiên giao dịch 26/9, cổ phiếu VPB lại bất ngờ ngược dòng tăng điểm. Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/9, thị giá cổ phiếu VPB dừng ở mức 20.600 đồng/cp, tăng 0,25% so với giá mở cửa, với tổng khối lượng đạt gần 20 triệu đơn vị.

Về bức tranh tài chính của VPBank, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu năm của ngân hàng mẹ VPBank đạt 17.485 tỷ đồng, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2022 lợi nhuận của VPBank tăng đột biến do có khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm của AIA. Lợi nhuận ngân hàng mẹ 6 tháng đầu năm 2023 đạt gần 8.000 tỷ đồng.

Tính tới hết quý II/2023, các công ty con trong hệ sinh thái ghi nhận kết quả tích cực trong quý 2, đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng.Tuy vậy, do khó khăn chung của thị trường, sự phục hồi của FE Credit chậm hơn dự kiến khiến lợi nhuận hợp nhất của VPBank không đạt kỳ vọng. Điểm tích cực là FE Credit bước đầu ghi nhận tình hình kinh doanh cải thiện với mức lỗ đã giảm dần so với đầu năm.

Theo báo cáo tài chính quý II/2023 hợp nhất của VPBank, kết thúc quý II/2023, huy động và cho vay của VPBank tăng trưởng tốt. Huy động tiền gửi khách hàng hợp nhất tăng 28% so với cuối năm 2022, đạt gần 388 nghìn tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng nằm trong top đầu thị trường khi so sánh với mức tăng trưởng huy động 3.3% của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.

Tín dụng hợp nhất của ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2023 tăng hơn 10% so với đầu năm 2023. Riêng ngân hàng mẹ đạt mức tăng hơn 13% – cao hơn nhiều mức trung bình ngành (4,7%), nhờ đóng góp từ hai khối chiến lược với tỷ trọng chiếm hơn 60% trong tổng dư nợ của ngân hàng mẹ. Dư nợ tín dụng của phân khúc khách hàng cá nhân nói riêng đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13% từ đầu năm.

Mặc dù tín dụng tăng trưởng tốt, song nợ xấu của VPBank cũng tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6/2023, nợ xấu nhóm 4 và nhóm 3 của ngân hàng mẹ VPBank tăng lần lượt gấp 2 và gấp 3 lần, riêng nợ xấu nhóm 5 giảm nhẹ. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ ở mức 3,87%, tăng so với mức 2,8% cuối năm 2022.

Được tập đoàn tài chính Mỹ “rót” hàng trăm triệu USD, triển vọng của VPBank được dự báo ra sao?

Mới đây, Ngân hàng VPBank và Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã ký Cam kết khoản vay song phương ...

VPBank sắp “bỏ túi” 1,5 tỷ USD từ thương vụ bán vốn cho SMBC

Ngày 15/9, Ngân hàng VPBank vừa công bố thông tin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có văn bản xác nhận về việc ...

10 lãnh đạo VPBank đăng ký mua hơn 436 nghìn cổ phiếu ESOP

Ngày 22/9, 10 thành viên lãnh đạo đầu tiên của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) đã đăng ký mua vào ...

Khánh Linh (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán