Sau 8 phiên tăng trần liên tiếp, ngay đầu phiên sáng 10/2, với 100 cổ phiếu đầu tiên trong phiên được khớp lệnh, thị giá VNZ chính thức đạt mốc 1.027.400 đồng/cp, tăng 15% so với phiên cuối tuần trước.
Tính đến thời điểm 11h29 sáng, thị trường ghi nhận 6.200 cổ phiếu VNZ được khớp lệnh, thay vì liên tục chỉ có 100 đơn vị được khớp lệnh mỗi phiên từ ngày 1-9/2; riêng ngày 10/2 có 300 cổ phiếu khớp lệnh.
Đây đã là phiên thứ 9 liên tiếp cổ phiếu VNZ tăng kịch trần, VNZ hiện đã tiến lên mức 1.027.400 đồng/cp và trở thành cái tên đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam chạm đến mức thị giá trên 1 triệu đồng/cp. Nguồn: VietstockFinance |
Lượng cổ phiếu giao dịch tăng đột biến cho thấy nhiều nhà đầu tư của VNZ đã bắt đầu có dấu hiệu chốt lời. Điều đáng nói, dù giá cổ phiếu cao kỷ lục như vậy nhưng nhu cầu với VNZ vẫn rất lớn. Hiện tại, chiều dư mua của mã này là hơn 5.000 đơn vị, trong khi đó chiều dư bán là trắng bảng.
Với kết quả trên, VNZ tiếp tục duy trì vị thế mã đắt nhất sàn chứng khoán hiện tại với thị giá hơn 1 triệu đồng/cp và trong lịch sử 23 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại mức giá này, vốn hóa của công ty tăng lên mức 36.826 tỷ đồng - gấp 4,27 thời điểm chào sàn cách đây hơn 1 tháng; giá trị tài sản theo vốn hóa của ông Lê Hồng Minh - đồng sáng lập VNG đã tăng lên mức 3.622 tỷ đồng và vượt phân nửa tài sản của Chủ tịch HĐQT FPT - ông Trương Gia Bình.
Đáng nói, động thái tăng giá của cổ phiếu VNZ diễn ra trong bối cảnh thị tường chung tương đối ảm đạm, VN-Index và HNX-Index mở cửa phiên sáng này đều trong vùng giá đỏ với thanh khoản đì đẹt.
Trong một diễn biến khác, mới đây, Công ty CP VNG đã ra văn bản giải trình việc giá cổ phiếu tăng trần liên tiếp. Nhưng có lẽ câu trả lời của VNG không đáp ứng được kỳ vọng của những người kiếm tìm lời giải thích thực sự.
Ngày 10/02, VNG ra văn bản giải trình việc giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp theo quy định - điều có lẽ nhiều người đang chờ đợi. Dẫu vậy, không như kỳ vọng, câu trả lời của VNG giống như “văn mẫu”, không khác gì giải trình từ các doanh nghiệp khác.
Cụ thể, VNG cho biết giá cổ phiếu tăng trần “hoàn toàn phụ thuộc vào cung - cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của các nhà đầu tư”. Kèm theo đó là “Công ty không có bất kỳ can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu thời gian qua” và “hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn diễn ra bình thường, không có biến động nào từ việc tăng giá cổ phiếu”.
Về kết quả kinh doanh, quý IV/2022, VNG có lợi nhuận trước thuế âm hơn 540 tỷ đồng, mức lỗ trong quý sâu nhất từ trước đến nay. Cho cả năm 2022, "kỳ lân" VNG ghi nhận kết quả không mấy tích cực khi có mức lỗ ở con số âm hơn 1.315 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cũng là năm lỗ nhiều nhất kể từ khi ra đời đến nay của doanh nghiệp này.
Theo doanh nghiệp, mức lỗ là do khoản chi phí lớn như chi phí bán hàng, chi phí tài chính..., đáng chú ý là chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận chủ yếu ở hai dự án: VNG Data Center và Phần mềm trò chơi.
Rủi ro điều chỉnh được dự báo, NĐT thận trọng quan sát diễn biến thị trường Về kịch bản thị trường tuần tới, với những tín hiệu kém khả quan hiện tại kết hợp với dòng tiền suy yếu đặc biệt ... |
Chứng khoán DSC: Nhà đầu tư có thể đón chờ làn sóng cổ phiếu mid-cap trong năm 2023 Theo dự báo, VN-Index sẽ đi ngang trong năm 2023, Chứng khoán DSC kỳ vọng sẽ tiếp tục xuất hiện một làn sóng cổ phiếu ... |
Bán thành công gần 42 triệu cổ phiếu HHV, Hải Thạch B.O.T “bỏ túi” hơn 500 tỷ đồng Công ty CP Đầu tư Hải Thạch B.O.T báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|