Cổ phiếu VNZ bị hạn chế giao dịch, vốn hóa 'kỳ lân' công nghệ VNG lập tức bay hơi 800 tỷ đồng

(Banker.vn) Phản ứng trước thông tin bị hạn chế giao dịch, cổ phiếu VNZ trong phiên 24/5 giảm 3,65% giá trị, xuống còn 740.000 đồng/cp. Đồng nghĩa với đó, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp bị "thổi bay" hơn 800 tỷ đồng về mức 21.260 tỷ đồng.
Cổ phiếu VNZ bị hạn chế giao dịch, vốn hóa 'kỳ lân' công nghệ VNG lập tức bay hơi 800 tỷ đồng
Cổ phiếu VNZ của VNG hiện vẫn chiếm "ngôi vương" cổ phiếu có mức giá cao nhất toàn thị trường.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định đưa cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG vào diện hạn chế giao dịch.

HNX cho biết, nguyên nhân khiến cổ phiếu VNZ bị "sờ gáy" là do doanh nghiệp chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công bố thông tin, thuộc vào trường hợp bị hạn chế giao dịch theo quy định.

Như vậy, với việc bị đưa vào danh sách hạn chế, cổ phiếu VNZ sẽ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2023. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị hạn chế giao dịch, VNG phải đưa ra giải trình nguyên nhân và phương án khắc phục.

Trước đó, vào ngày 31/3, VNG đã công bố thông tin bất thường về việc tạm hoãn công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Doanh nghiệp này cho biết đang thực hiện song song BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực quốc tế (IFRS).

VNG cho biết, hiện hoạt động của doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới, với 33 công ty con và 7 công ty liên kết. Trong đó, 18 công ty con và 1 quỹ xã hội – tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại Việt Nam và 14 công ty con ở nước ngoài với các quy định về kế toán và pháp lý khác nhau.

Vì vậy, để đảm bảo số liệu của báo cáo tài chính thống nhất và đáp ứng chuẩn mực kế toán trong và ngoài nước, phía VNG cho biết cần nhiều thời gian hơn để kiểm tra, đối chiếu, xác nhận thông tin cho báo cáo tài chính.

VNG cũng đã có công văn xin gia hạn thời gian công bố BCTC vì lý do trên gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HNX. Theo VNG, việc xin gia hạn này xuất phát từ nguyên nhân khách quan, cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các cổ đông và nhà đầu tư.

VNG đang gấp rút hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu và kiểm toán xong số liệu để có thể phát hành báo cáo tài chính trong thời gian HNX yêu cầu và cổ phiếu VNZ có thể sớm giao dịch bình thường trở lại.

Phản ứng trước thông tin bị hạn chế giao dịch, cổ phiếu VNZ trong phiên 24/5 giảm 3,65% giá trị, xuống còn 740.000 đồng/cp. Đồng nghĩa với đó, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp bị "thổi bay" hơn 800 tỷ đồng về mức 21.260 tỷ đồng. Tuy nhiên, VNZ hiện vẫn chiếm "ngôi vương" cổ phiếu có mức giá cao nhất toàn thị trường.

Kế hoạch huy động hơn 2.300 tỷ đồng, tiếp sức đợi ngày niêm yết Singapore

Mới đây, theo Reuters, VNG với sự hậu thuẫn của GIC - Quỹ đầu tư quốc gia tại Singapore đang làm việc cùng Maybank về thương vụ huy động vốn sắp tới. Tuy nhiên, Maybank từ chối trả lời về vấn đề này, Reuters cho hay.

Bên cạnh GIC, VNG còn nhận được sự ủng hộ từ đơn vị phụ trách đầu tư thuộc chính phủ Singapore - Temasek Holdings và Tập đoàn B Capital Group của nhà đồng sáng lập Facebook là Eduardo Saverin.

Các nguồn tin cũng cho biết thêm, VNG đã tiếp cận các quỹ đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư khác để tham gia vào vòng cấp vốn mới nhất. Dự kiến, vốn huy động được sẽ dùng cho mục đích mở rộng hoạt động và tiếp sức cho kế hoạch dài hạn của VNG là niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore - cả hai nguồn tin của Reuters cùng xác nhận.

Đáng nói, một trong những nguồn tin cho biết thời điểm thực hiện niêm yết sớm nhất có thể vào năm sau. Tuy nhiên, VNG cũng từ chối bình luận về thông tin này, Reuters viết.

Là một phần trong kế hoạch tăng trưởng, VNG đã thực hiện các bước đi để đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch nước ngoài từ vài năm trước. Năm 2017, VNG đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Sàn Giao dịch Chứng khoán Nasdaq của Mỹ để tiến hành IPO, nhưng hiện chưa rõ liệu công ty này có tiến hành IPO lên sàn Nasdaq hay không.

Nhìn chung, vòng gọi vốn của VNG diễn ra trong thời kỳ các doanh nghiệp công nghệ đều “đói vốn”. Dòng vốn trở nên “ách tắc” khi các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư thận trọng hơn dưới tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô, lãi suất tăng cao và biến động khó lường của thị trường chứng khoán.

Ví dụ tháng 3 vừa qua, công ty dịch vụ thanh toán Mỹ Stripe chỉ kêu gọi được 6,5 tỷ USD trong vòng cấp vốn. Con số này là quá thấp so với kỳ vọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thì Stripe chỉ đang được định giá ở mức 50 tỷ USD, giảm gần 50% so với mức định giá kỷ lục 95 tỷ USD của doanh nghiệp vào năm 2021.

Theo tìm hiểu, VNG – kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam (startup được định giá trên 1 tỷ USD) tiền thân là VinaGame, thành lập ngày 9/9/2004. VinaGame là thương hiệu đứng sau những trò chơi trực tuyến “vang bóng một thời” như Võ Lâm Truyền Kỳ, Boom Online, Gunny…

Năm 2009, VNG cho ra đời mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam là Zing Me, và thu hút hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên sau 10 năm vận hành. Tuy nhiên, do những điều chỉnh trong chiến lược phát triển sản phẩm, hiện nay Zing Me đã bị “khai tử” để VNG tập trung nguồn lực cho các sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, VNG cũng được biết đến là người sáng lập nên ứng dụng nhắn tin và gọi điên miễn phí Zalo…

Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam tìm cách huy động hơn 2.300 tỷ đồng, tiếp sức cho kế hoạch niêm yết Singapore

Theo nguồn tin từ Reuters, Công ty CP VNG (UPCoM: VNZ) đang muốn huy động 100 triệu USD (khoảng hơn 2.300 tỷ đồng) trong vòng ...

VNZ: Tiếp tục duy trì chuỗi kinh doanh thua lỗ với hơn 90 tỷ đồng trong quý 1

Theo báo cáo tài chính quý 1 năm 2023 mới được công bố, Công ty cổ phần VNG đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn ...

Cổ phiếu thị giá lớn nhất sàn chứng khoán vào diện hạn chế giao dịch

Chốt phiên 24/5, cổ phiếu VNZ giảm 28.000 đồng về mức 740.000 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh đạt 523 đơn vị. So với mức ...

Tân Mai

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục