Mới đây, bà Trần Thị Rồng và ông Lê Thanh Tùng thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Công ty Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB). Theo đó, bà Trần Thị Rồng - Tổng Giám đốc đăng ký bán hết 37.500 cổ phiếu, chiếm 0,033% nhằm đáp ứng tài chính cá nhân.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức thoả thuận/khớp lệnh từ ngày 18/7 đến ngày 16/8/2023. Tương tự, ông Lê Thanh Tùng - Kế toán trưởng đăng ký bán 30.000 cổ phiếu, từ ngày 18/7 đến ngày 11/8 theo phương thức thoả thuận/khớp lệnh.
HOSE thông báo đưa cổ phiếu TVB vào diện cảnh báo kể từ ngày 27/06/2023 |
Trước đó, HOSE thông báo đưa cổ phiếu TVB vào diện cảnh báo kể từ ngày 27/06/2023 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của tổ chức niêm yết là số âm và Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chửng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Cụ thể: Báo cáo tài chính năm 2022 kiểm toán viên có ngoại trừ giá trị khoản phải thu khác tại ngày 31/12/2022 của công ty số tiền 480,69 tỷ đồng và cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tài chính đối với khoản thu.
Theo TVB, đây là các Hợp đồng môi giới mua bán chứng khoán với mục đích hợp tác tìm kiếm cơ hội đầu tư chứng khoán. HĐQT và Ban Tổng giám đốc Công ty sau khi xem xét một cách thận trọng về khả năng thu hồi đã quyết định trích lập dự phòng tổn thất một cách thận trọng dư nợ phải thu với số tiền là 336,48 tỷ đồng, giá trị thuần của các khoản nợ phải thu nêu trên trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2022 là 144,21 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng không tốt của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong năm 2022 nên việc thực hiện các Hợp đồng môi giới mua chứng khoán không thuận lợi và không được dồng bộ, do đó Kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán hữu hiệu để đánh giá mục đích, đối tượng tham gia hợp tác và hiệu quả của các Hợp đồng môi giới mua bán chứng khoán, nên không thể đánh giá được về số dư, tính phân loại và trình bày của các khoản nợ phải thu và giá trị dự phòng tổn thất cần trích lập đối với các khoản phải thu nêu trên tại ngày 31/12/2022, cũng như không đánh giá được ảnh hưởng của chúng đến các chi tiêu khác trên Báo cáo tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2022.
Việc trích lập dự phòng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2022 âm. Ngoài ra, năm 2022 thì thị trường chứng khoán cũng đã có sự giảm điểm số, cả khối lượng và giá trị giao dịch cũng sụt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh hoạt động dịch vụ và tự doanh của năm 2022.
Cũng theo TVB, HĐQT và Ban Tổng Giám đốc vẫn tích cực liên lạc với các đối tác để theo sát và đôn đốc thu hồi công nợ. Đối với hoạt động kinh doanh, công ty sẽ tiếp tục tập trung vào thế mạnh là hoạt động tự doanh, tìm kiếm các cơ hội đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận.
Về lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, phía TVB cho biết, tuy thị trường tài chính nói chung, cụ thể là thị trường chứng khoán, đã có sự hồi phục nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Việc thu hồi các khoản công nợ cũng cần thêm thời gian để các đối tác có thể thu xếp và hoàn trả lại.
Theo đánh giá từ phía công ty, năm 2023 có thể thu hồi được từ 100 tỷ đến 150 tỷ đồng. Số công nợ còn lại dự kiến thu hết vào năm 2024.
Khi thu hồi hết công nợ, các khoản trích lập dự phòng sẽ được hoàn nhập vào kết quả kinh doanh trong kỳ và lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ tăng trở lại.
Về kết quả kinh doanh mới nhất, quý I/2023, doanh thu hoạt động của TVB đạt 20,8 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm do thị trường chứng khoán quý 1 giảm điểm mạnh so với cùng kỳ, giá trị và khối lượng giao dịch cũng giảm nhiều, dẫn tới các khoản doanh thu từ đầu tư tự doanh, doanh thu phí môi giới và margin đều giảm.
Trong đó, doanh thu tự doanh (lãi từ FVTPL) đạt 3,2 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ; doanh thu môi giới đạt 3,5 tỷ đồng, giảm 84% và doanh thu cho vay margin đạt 12,9 tỷ đồng, giảm 62%.
Chi phí hoạt động quý I giảm 29% xuống còn 9,2 tỷ đồng. Các chi phí khác như chi phí tài chính và chi phí quản lý cũng giảm lần lượt 55% và 30%, xuống còn 2,4 tỷ đồng và 7,7 tỷ đồng. Do mức giảm doanh thu lớn hơn mức giảm chi phí nên lãi trước và sau thuế cùng giảm 97% so với cùng kỳ, xuống còn 1,7 tỷ đồng và 1 tỷ đồng.
Tính tới ngày 31/03/2023, quy mô tài sản của TVB xấp xỉ 1.281 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 56,5 tỷ đồng, giảm 57%.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/07, cổ phiếu TVB tăng nhẹ 0,18% lên mức 560 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhât đạt hơn 334 nghìn đơn vị.
Thị trường chứng khoán ngày 13/7/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ... |
Dòng tiền trong nước đã tích cực quay trở lại kênh đầu tư chứng khoán Sáng 12/7/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 ... |
Thị trường chứng khoán Việt Nam giữ đà tăng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn Sáng 13/7/2023, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước 6 tháng đầu ... |
Anh Khôi (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|