IDJ cho biết hiện tại các hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường và không có biến động đặc biệt nào. Về việc giá cổ phiếu IDJ tăng trần 5 phiên liên tiếp từ 24-30/11 là do cung cầu thị trường, IDJ giải trình. Công ty cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng niêm yết.
Diễn biến giá cổ phiếu IDJ. Nguồn TradingView |
Liên quan đến mã cổ phiếu này, Công ty CP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu IDJ với mục đích đầu tư tự doanh từ ngày 15-17/11/2022. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của APS tại IDJ tăng từ 8,9% (tương ứng 15,4 triệu cp) lên 9,47% (tương ứng 16,4 triệu cổ phiếu).
Đáng chú ý, APS có mối liên hệ mật thiết với IDJ khi có chung ban lãnh đạo. Cụ thể, ông Phạm Duy Hưng đang đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT IDJ và APS. Cá nhân ông Hưng đang nắm gần 1,6 triệu cổ phiếu IDJ, chiếm tỷ lệ 0,92%.
Ông Nguyễn Đỗ Lăng - Thành viên HĐQT IDJ cũng đang đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc tại APS. Cá nhân ông Lăng đang nắm giữ 2,26 triệu cổ phiếu IDJ, chiếm tỷ lệ 1,3% vốn tại đây.
Ngoài ra, APS là tổ chức có liên quan đến Thành viên Ban kiểm soát của IDJ - Nguyễn Hoài Giang. Bà Giang hiện cũng là Thành viên Ban kiểm soát tại Chứng khoán APEC.
Tương tự, ông Nguyễn Quang Huy - quyền Tổng Giám đốc IDJ cũng đang giữ vị trí Thành viên HĐQT APS; bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban kiểm soát IDJ đang là Kế toán trưởng tại Chứng khoán APEC;
Được biết, APS và IDJ là 2 trong 3 doanh nghiệp niêm yết thuộc hệ sinh thái APEC Group bao gồm cả Đầu tư APEC (Mã API) từng gây chú ý với pha tăng giá cổ phiếu thần tốc từ đầu quý 3/2021 đến giữa quý 4/2021 cùng với với mức tăng hàng trăm phần trăm. Cụ thể, sau 4 tháng, cổ phiếu IDJ tăng từ vùng 7.300 đồng/cp lên 42.000 đồng/cp; cổ phiếu API tăng từ vùng 9.000 đồng lên 54.000 đồng và cổ phiếu APS tăng từ vùng 10.000 đồng lên 55.000 đồng. Cả 3 mã cùng lập đỉnh trong những phiên giao dịch giữa tháng 11/2021.
Đáng chú ý, thời điểm cổ phiếu đang trên "đỉnh cao", ban lãnh đạo Chứng khoán APEC từng gây chú ý với màn hô hào cổ đông "quyết tâm gồng lãi" trong buổi họp ĐHCĐ diễn ra vào ngày 16/11/2021.
Theo lý giải của ban lãnh đạo, đây là khẩu hiệu đặc biệt để thể hiện niềm tin và quyết tâm gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày khi màn hô hào này diễn ra, cả ba cổ phiếu "họ" Apec đã lao dốc mạnh.
Cũng trong cuộc họp khi đó, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn APEC từng chia sẻ, giá cổ phiếu APS tăng mạnh cũng đến từ những kỳ vọng về tăng trưởng của hoạt động kinh doanh. Theo đó, khoản đầu tư tự doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của APS với giá trị đầu tư tự doanh ở 2 mã cùng họ API và IDJ chiếm đến 93% giá trị danh mục tự doanh của APS. Ngoài ra, APS còn nắm giữ danh mục cổ phiếu “hot” như DPG, NBB, CII và đặc biệt cổ phiếu CEO. Được biết, APS, API và IDJ đều là các doanh nghiệp có liên quan đến Thạc sỹ Kinh tế tại Đại học Trento (Ý) - Nguyễn Đỗ Lăng (SN 1974).
Năm 2021, dưới thời của vị lãnh đạo này, cả 3 doanh nghiệp trên đều ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục trong đó đáng kể nhất là Chứng khoán Apec với khoản lãi hơn 560 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng là năm dòng tiền kinh doanh của cả nhóm bất ngờ âm kỷ lục.
Trở lại với IDJ, theo báo cáo tài chính quý III/2022, lũy kế 9 tháng đầu năm công ty đạt doanh thu thuần 647,4 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do tăng doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (đạt 462 tỷ đồng).
Song, chi phí bán hàng cùng chi phí tài chính và chi phí quản lý lần lượt tăng mạnh so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của IDJ lần lượt giảm 7,8% và 9%, đạt 160,4 tỷ đồng và 126,6 tỷ đồng,
Năm nay, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 542 tỷ đồng, như vậy, sau 9 tháng đầu kinh doanh, IDJ đã thực hiện được gần 30% mục tiêu lợi nhuận năm.
Khánh Vân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|