Phiên giao dịch ngày 11/3, cổ phiếu KOS của Công ty CP Kosy (HoSE: KOS) tăng 0,13% lên 40.050 đồng/cổ phiếu, đưa vốn hóa doanh nghiệp lên mức 8.670 tỷ đồng. Cổ phiếu KOS tăng điểm trong bối cảnh thị trường diễn biến tiêu cực trong hai phiên gần đây. Trong phiên 8/3, VN-Index giảm tới hơn 21 điểm, KOS lại duy trì ổn định ở mức tham chiếu 40.000 đồng/cổ phiếu với thanh khoản 587.000 đơn vị được giao dịch. Tới phiên 11/3, VN-Index giảm thêm hơn 11 điểm, hàng loạt cổ phiếu lớn của ngành bất động sản giảm mạnh như AGG, HDG, FIR,... thì KOS vẫn giữ được sắc xanh dù tăng không quá mạnh.
Trong 10 phiên gần nhất, KOS chỉ có duy nhất một phiên giảm điểm so với 6 phiên tăng điểm. Tính từ đầu tháng 2 đến nay, cổ phiếu này có đúng 3 phiên giảm điểm. Dù biên độ tăng điểm giữa các phiên thường dưới ngưỡng 0,5%, KOS vẫn nhích vượt ngưỡng 40.000 đồng/cổ phiếu – vùng đỉnh lịch sử kể từ khi Kosy đưa cổ phiếu lên sàn vào năm 2017.
Có thể nói, cổ phiếu KOS là một trong những mã ổn định nhất của ngành bất động sản, nếu không muốn nói là trên cả thị trường chứng khoán. Kể từ đầu năm 2023 đến nay, KOS chủ yếu giao dịch trong khoảng 36.000 – 40.000 đồng/CP. Biên độ tăng giảm mỗi phiên thường ở dưới 0,5% với thanh khoản vài trăm nghìn đơn vị. Trước đó, trong 2 năm 2021 và 2022, cổ phiếu này tăng điểm ổn định từ 24.000 – 34.000 đồng/CP.
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, KOS chủ yếu giao dịch trong khoảng 36.000 – 40.000 đồng/cổ phiếu |
Ngược thời gian về thời điểm tháng 11/2022, khi VN-Index giảm mạnh về đáy 910 điểm, hàng loạt cổ phiếu bất động sản liên tục giảm sàn và tìm đáy lịch sử dưới áp lực bán giải chấp trên diện rộng, KOS là một trong số ít mã trong ngành không bị ảnh hưởng và thường xuyên ngược dòng thị trường, giao dịch chủ yếu trong vùng 35.000 – 36.000 đồng/coorp hiếu.
Cổ phiếu KOS hiện là một trong những mã bất động sản có tỷ lệ sở hữu cô đặc bậc nhất sàn HoSE ở thời điểm hiện tại. Tại 6 cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên gần nhất, tỷ lệ tham dự luôn ở trên mức 90%.
Bên cạnh đó, dù thanh khoản từ năm 2020 đến nay thường xuyên duy trì ở mức vài trăm nghìn đơn vị mỗi phiên, số lượng cổ đông hầu như không có nhiều thay đổi. Tính đến ngày 22/5/2023, công ty có 437 cổ đông, chỉ tăng hơn 100 cổ đông so với trước thời điểm lên sàn HoSE năm 2019.
Tính đến cuối năm 2023, gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Việt Cường trực tiếp sở hữu 47,45% vốn của Kosy, trong khi pháp nhân liên quan là Công ty CP Đầu tư Leo Regulus cũng nắm giữ 11,64% vốn điều lệ công ty này. Tổng số cổ phần ông Cường cùng các bên liên quan nắm giữ là xấp xỉ 59%.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Kosy được doanh nhân Nguyễn Việt Cường thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 120 tỷ đồng, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Năm 2011, Kosy chuyển hướng sang bất động sản với dự án đầu tay Moutain View quy mô 38 ha ở TP Lào Cai.
Giai đoạn 2014 - 2017, công ty phát triển nhanh chóng khi liên tục tăng vốn mạnh mẽ, đồng thời triển khai nhiều dự án bất động sản ở Bắc Giang và Thái Nguyên, bên cạnh dự án chủ lực ở Lào Cai. Đến cuối năm 2017, Kosy đưa cổ phiếu lên sàn UPCom và chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) gần 2 năm sau đó.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2023 được Kosy công bố, doanh nghiệp ghi nhận 366 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng chiều, giá vốn hàng bán tăng nhẹ 10 tỷ đồng lên mức 312 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 3 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí bán hàng bất ngờ bị đội lên 23 lần, đạt 5,4 tỷ đồng.
Sau khi khấu hao chi phí và thuế, Công ty Kosy đem về 4,4 tỷ đồng lãi ròng, tương ứng tăng trưởng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế cả năm kinh doanh 2023, Kosy ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.316 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Kosy |
Kết thúc năm 2023, Kosy báo lãi trước thuế đạt 31 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với con số 32 tỷ đồng của năm 2022. Tương tự, lãi ròng của Kosy cũng giảm không đáng kể so với năm trước khi đem về gần 21 tỷ đồng. So với kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Kosy mới chỉ thực hiện được 17,5% kế hoạch năm.
Tính hết ngày 31/12/2023, Kosy ghi nhận tổng tài sản ở mức 4.754 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền nắm giữ giảm 15 lần so với đầu năm còn 3,5 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 25% còn 764 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 7,5% lên 2.474 tỷ đồng.
Hết quý 4/2023, tổng nợ phải trả của Kosy giảm nhẹ 4,1% còn 2.447 tỷ đồng. Trong đó, một số khoản vay lớn như: Vay dài hạn Ngân hàng Agribank - CN Hoàng Mai (265,3 tỷ đồng); vay ngắn hạn Ngân hàng liên doanh Việt Nga - Sở Giao dịch (115 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Bảo Việt - CN Sở giao dịch (100 tỷ đồng);...
Ngày đầu chào sàn HOSE, vốn hóa của VTP vượt mốc 9.500 tỷ đồng Trong phiên giao dịch chào sàn HOSE, VTP tiếp tục tăng trần, qua đó đưa vốn hóa doanh nghiệp vượt 9.500 tỷ đồng. |
Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư "Việt Nam – Điểm đến đầu tư" tại Nhật Bản Sáng ngày 12/3/2024, tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu ... |
Đường Quảng Ngãi chuẩn bị chia nốt 40% cổ tức, muốn phát hành thêm 11 triệu cổ phiếu ESOP Dự kiến ngày 26/4, Đường Quảng Ngãi sẽ chia nốt 20% cổ tức bằng tiền còn lại trong tổng số 40% như đề xuất trước ... |
Đỗ Quỳnh Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|