Giải ngân kịp thời gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%, không hạ chuẩn điều kiện tín dụng |
Thị trường trong nước điều chỉnh sang phiên thứ 2 liên tiếp nhưng vẫn hoàn tất một tuần tăng điểm, đây cũng là tuần tăng thứ 6 liên tiếp của chỉ số VN-Index. Nhóm midcap và smallcap giảm liền mạch 3 phiên là dấu hiệu cho nhịp điều chỉnh này.
Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE còn 13.573 tỷ đồng so với mức 14.081 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 14.063 tỷ đồng của tuần trước.
Đồ thị kỹ thuật VN-Index (Nguồn: KBSV) |
Trong tuần qua giao dịch vừa qua (15/8 - 19/8), nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục diễn biến phân hóa với 13/27 mã tăng giá và 14 mã giảm.
Trong đó, VPB là mã tăng mạnh nhất toàn ngành với mức 4,5%, kết tuần tại 31.250 đồng/cp. Riêng trong phiên cuối tuần, cổ phiếu này đã tăng tới 4%, sau thông tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng.
Cũng ghi nhận đà tăng ấn tượng trong tuần là 2 mã SHB và HDB với mức tăng lần lượt là 3,7 và 3,3%, qua đó, cũng nằm trong top 10 những mã có tác động tích cực tới thị trường trong tuần.
Cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh nhất tuần qua là NVB với mức giảm 9,1% xuống còn 26.000 đồng/cp. Riêng phiên cuối tuần cổ phiếu NVB đã sụt mạnh 6,5%.
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần qua |
Về thanh khoản, nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua có sự cải thiện về thanh khoản với 578 triệu cổ phiếu được giao dịch, tăng 8,5% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch tương đương đạt 14.819 tỷ đồng, tăng 14%.
Về giao dịch khối ngoại, trong tuần này, HDB tiếp tục là tâm điểm của các nhà đầu tư nước ngoài khi được nhóm này mua ròng 261 tỷ đồng, cao nhất toàn ngành tuần qua. Qua đó, nâng tổng giá trị gom ròng của khối ngoại đối với HDB trong 2 tuần trở lại lên 408 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB bị khối ngoại bán ròng hơn 80 tỷ đồng.
Với tự doanh, nhóm này tiếp tục gom VPB, mua ròng gần 236 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với tuần trước. MBB cũng được mua ròng gần 25 tỷ đồng trong tuần.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Sau nhịp tăng điểm trong biên độ hẹp đầu phiên, VN-Index đảo chiều giảm điểm giằng co trước khi hồi phục một phần vào cuối phiên. Chỉ số đảo chiều sụt giảm mạnh trong phiên cùng thanh khoản tăng đột biến cho thấy những dấu hiệu của một phiên phân phối điển hình.
Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index đang phải đối mặt với rủi ro tiếp tục mở rộng xuống vùng hỗ trợ gần là 1.25x và xa hơn là 1.23x nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Nhà đầu tư được khuyến nghị bán trading khi chỉ số tăng chạm kháng cự và chỉ kê mua trở lại tại các vùng hỗ trợ nhưng khống chế tỷ trọng ở mức an toàn.
Chứng khoán BIDV (BSC)
Thị trường tiếp tục có 1 phiên lưỡng lự với cây nến có bóng nến trên dưới đều dài. Sau một phiên giằng co thì VN-Index đóng cửa giảm nhẹ hơn 4 điểm với thanh khoản khiêm tốn.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 13/19 ngành giảm điểm. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX. Trong những phiên tới, thị trường có lẽ vẫn sẽ có những phiên giằng co quanh ngưỡng 1.270 - 1.275.
Chứng khoán MB (MBS)
Thị trường đã có dấu hiệu điều chỉnh trong những phiên gần đây khi tín hiệu từ nhóm midcap và smallcap. VN-Index tuy giảm phiên thứ 2 liên tiếp nhưng vẫn tăng một mạch 6 tuần liền. Do vậy, nếu tham chiếu chỉ số chung sẽ không phản ảnh đúng diễn biến ở chỉ số.
Độ rộng thị trường 3 phiên liên tiếp đều nghiêng về bên bán, điều đó cho thấy dù chỉ số tăng hoặc điều chỉnh nhẹ nhưng giá cổ phiếu giảm nhiều hơn trên diện rộng. Về kỹ thuật, VN-Index tiếp tục không vượt cản ở ngưỡng MA100 ngày cũng có thể là tín hiệu điều chỉnh kỹ thuật. Do vậy, nhà đầu tư có thể chốt dần ở các cổ phiếu đã tăng mạnh và cơ cấu danh nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều.
Thu Thủy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|