Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "làm khó" VN-Index tuần qua

(Banker.vn) Tuần qua, có tới 3 cổ phiếu ngân hàng nằm trong top 10 cổ phiếu tiêu cực nhất, bao gồm VCB, MBB và CTG làm kéo giảm chỉ số tổng cộng hơn 4,1 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một tuần giao dịch giằng co quanh vùng điểm 1.020 điểm. Chỉ số VN-Index liên tục rung lắc mạnh trong bối cảnh cả hai bên mua và bán gây sức ép lên lên phía ngược lại. Cổ phiếu dầu khí là nhóm nổi bật nhất khi vẫn giữa được sắc xanh trong khi áp lực lớn đè nặng lên nhóm bán lẻ.

Tổng cộng sau 5 phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,42%) và đóng cửa tại 1.024,77 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 1,17%, kết thúc tuần với 204,89 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục
3 cổ phiếu ngân hàng nằm trong top 10 cổ phiếu tiêu cực nhất, bao gồm VCB, MBB và CTG. Ảnh minh họa

Cùng với đà giảm về mặt điểm số, thanh khoản cả 2 sàn đều giảm đáng kể trong tuần qua. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 18,94% so với tuần giao dịch trước, còn hơn 410 triệu cp/phiên. Còn tại sàn HNX, thanh khoản bình quân giảm 33,39%, còn hơn 55 triệu cp/phiên.

Nguyên nhân chính khiến đà giảm của VN-Index chưa có dấu hiệu dừng lại trong tuần qua là MSN. Riêng mã này đã kéo giảm chỉ số hơn 3,3 điểm. Sự tiêu cực của cổ phiếu này diễn ra trong bối cảnh Masan vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc chuyển giao toàn bộ số lượng cổ phần của Công ty CP Masan MEATLife đang nắm giữ cho Công ty CP Masan Agri, với mục đích tái cấu trúc nội bộ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Nếu tính theo nhóm ngành thì nhóm ngân hàng là nhóm có lượng kéo giảm nhiều nhất. Cụ thể, có tới 3 cổ phiếu ngân hàng nằm trong top 10 cổ phiếu tiêu cực nhất, bao gồm VCB, MBB và CTG làm kéo giảm chỉ số tổng cộng hơn 4,1 điểm.

Liên quan tới sự ảm đạm của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua, ngày 02/03, Thống đốc Christopher Waller, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra phát biểu sẽ cần phải nâng lãi suất lên mức cao hơn dự báo trước đó nếu dữ liệu việc làm và chi tiêu tiêu dùng tiếp tục mạnh.

Trong bối cảnh Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ thì Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ rất khó giảm lãi suất và mạnh tay nới room tín dụng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng của nhóm ngân hàng trong năm 2023 và khiến cho giới đầu tư tăng cường bán ra để phòng ngừa rủi ro.

Dù vậy, phía ngược lại, 3 cổ phiếu ngân hàng khác gồm BID, STB và HDB đã giúp chỉ số tăng gần 2,3 điểm. Riêng, BID là cổ phiếu dẫn đầu cả nhóm kéo tăng với gần 1,7 điểm.

Hai “ông lớn” ngành bán lẻ là MWG và FPT cũng góp mặt trong top 10 cổ phiếu làm giảm điểm của chỉ số nhiều nhất, ở MWG là gần 1 điểm, còn ở FPT là hơn 0,6 điểm.

Một số cổ phiếu của các doanh nghiệp đầu ngành khác cũng có tác động không mấy tích cực đến chỉ số trong tuần qua như GAS của ngành xăng dầu kéo giảm hơn 0,9 điểm; HPG của ngành thép, HVN của ngành hàng không và NVL của ngành bất động sản cũng kéo giảm với giá trị 0,5-0,6 điểm mỗi mã.

Tương tự VN-Index, rổ VN30 cũng ghi nhận kết quả không mấy tích cực trong tuần qua khi có tới 23 mã kéo giảm và chỉ 7 mã kéo tăng. Ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số vẫn là MSN. Riêng mã này đã làm mất của chỉ số gần 6,3 điểm, lớn hơn cả tổng số điểm ảnh hưởng của 7 mã kéo tăng và gấp đôi MWG xếp sau với hơn 3 điểm kéo giảm. Ngược lại, đối trọng ở nhóm kéo tăng là STB ghi nhận gần 1,6 điểm.

Đối với HNX-Index, tiếp tục đà giảm của chỉ số phần lớn là do tác động của KSF khi cổ phiếu này kéo giảm gần 1,2 điểm, gần gấp đôi cổ phiếu xếp ngay sau là NVB. Trong khi đó, cổ phiếu dẫn đầu nhóm kéo tăng là BAB khi kéo tăng chỉ số hơn 0,8 điểm.

Về giao dịch nhà đầu tư cá nhân trong nước, tuy mua ròng về giá trị, giao dịch mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chỉ diễn ra tại 8/18 nhóm ngành. Cổ phiếu bất động sản được mua ròng 489 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần, tuy nhiên quy mô đã giảm 22% so với tuần trước đó. Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng quay lại mua ròng các đại diện thuộc nhóm ngân hàng (294 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (237 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (139 tỷ đồng), …

Khối ngoại duy trì đà bán ròng với thanh khoản lớn phần nào tác động lên tâm lý thị trường trong tuần đầu tháng 3. Theo thống kê, khối ngoại đã bán ròng gần 1.200 tỷ đồng, trong đó bán ròng 1.141 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh và bán ròng thêm 47 tỷ đồng thoả thuận . Như vậy nhà đầu tư ngoại có tuần thứ 3 liên tiếp bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhận định chứng khoán ngày 6/3/2023: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 6/3/2023. Tạp ...

Sau một năm tăng trưởng đột biến, target nào cho cổ phiếu REE trong năm 2023?

Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, triển vọng kinh doanh của REE năm 2023 cơ bản ổn định sau một năm tăng trưởng đột biến. ...

Phiên giao dịch ngày 6/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục