Ảnh minh họa |
Thị trường bật tăng trở lại nối tiếp đà hồi phục gần 22 điểm ở phiên đầu tuần, bên cạnh đó chứng khoán thế giới “xanh mướt” cũng hỗ trợ đà đi lên của thị trường trong nước trong phiên 30/8. VN-Index dừng chân tại mốc 1.279,39 điểm, tăng hơn 8 điểm.
Việc thanh khoản giảm không phải là tín hiệu đáng ngại khi thị trường chỉ còn giao dịch thêm một phiên nữa là nghỉ lễ dài ngày, nhà đầu tư cũng giảm giao dịch để hạn chế rủi ro thông tin tác động từ bên ngoài hoặc giảm phí margin,…
Phiên 30/8, cổ phiếu ngân hàng trở thành trụ đỡ chính khi đóng góp 0,49 điểm phần trăm, chiếm 72% đà tăng của VN-Index trong phiên. Cả ba sàn ghi nhận 16 mã ngân hàng tăng giá, 8 mã giảm và 3 mã đứng giá tham chiếu.
Nổi bật nhất là cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng mạnh 4,24% lên 86.000 đồng/cp, đóng góp hơn 4,3 điểm vào đà tăng của chỉ số chính sàn HOSE. Bên cạnh đó, lực cầu hướng tới cổ phiếu VCB đạt 2,5 triệu đơn vị, gấp đôi mức trung bình 10 phiên gần nhất.
Hàng loạt các cổ phiếu vốn hoá lớn khác cũng tăng điểm tích cực sau phiên điều chỉnh như BID (2,1%), CTG (1,8%), LPB (1,6%), HDB (1,3%), MBB (1,1%), TPB (0,7%), VPB (0,5%)... Ngược lại, chiều giảm ghi nhận 8 mã giảm giá nhưng biên độ dao động không quá đáng kể, hầu hết đều dưới 1,5%.
Về thanh khoản, giá trị giao dịch toàn ngành ngân hàng đạt hơn 1.710 tỷ đồng trong phiên 30/8. Xét về dòng tiền, khối ngoại đã bắt đầu giải ngân trở lại vào nhóm cổ phiếu nhà băng sau 4 phiên xả liên tiếp. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 36 tỷ đồng toàn ngành, trong đó tập trung tại các mã CTG (35 tỷ đồng), HDB (11 tỷ đồng)...
Cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực |
Ngân hàng là nhóm có diễn biến tích cực nhất thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây khi nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng vào cuối quý III.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm diễn ra vào sáng ngày 26/8, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Chậm nhất là đầu tuần này sẽ thông báo về hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Việc nới ''room'' tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng khi hầu hết đều đã cạn hạn mức được cấp từ đầu năm. Trong khi thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính của ngành ngân hàng với tỷ trong đóng góp khoảng 70 - 80% tổng nhập hoạt động.
Theo giới phân tích, MB cùng với Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank là những ngân hàng có sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Do đó, những ngân hàng này sẽ được Ngân hàng Nhà nước ''thoáng hơn'' trong việc xem xét nới ''room''. Ngoài ra, những ngân hàng có kế hoạch tiếp nhận bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém cũng có thể được phân bổ hạn mức tín dụng ở mức cao trong nửa còn lại của năm 2022 và các năm tới.
Mới đây, SSI Research cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3-5%, tùy vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.
Hoàng Hà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|