Cổ phiếu ngân hàng phân hóa phiên cuối tuần, khối ngoại tiếp tục chuỗi mua ròng

(Banker.vn) Phiên giao dịch cuối tuần (9/12) ghi nhận cổ phiếu ngân hàng giao dịch phân hoá, tuy nhiên toàn ngành vẫn tăng nhẹ và đóng góp gần 3 điểm cho VN-Index.

Nới ‘room’ tín dụng: Khó xảy ra tình trạng dòng tiền chảy vào lĩnh vực rủi ro

Vietcombank thông báo chốt danh sách tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2023

VN-Index tiếp tục duy trì xu hướng đóng cửa giống các phiên trước đó với biên độ dao động thu hẹp trở lại. Chỉ số vẫn đang gặp khó tại kháng cự là vùng đỉnh tháng 10 quanh vùng 1.070 điểm và hỗ trợ ngắn vẫn là vùng quanh giá trị bình quân giao dịch 10 phiên.

Nhìn chung, với việc kết tuần với cây nến giảm điểm nhẹ tại vùng kháng cự cho thấy chỉ số vẫn chỉ đang trong nhịp điều chỉnh ngắn thuần túy và chưa có tín hiệu quá xấu khi các phiên điều chỉnh vẫn duy trì thanh khoản ở mức thấp.

Hiện tại, VN-Index vẫn đang hiệu ghi nhận trạng thái tạm thời cân bằng quanh mốc 1.030 – 1.040 điểm và nhiều nhóm ngành vẫn ghi nhận mức tăng điểm so với tuần trước đó.

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa phiên cuối tuần. Ảnh minh họa
Cổ phiếu ngân hàng phân hóa phiên cuối tuần. Ảnh minh họa

Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng giao dịch phân hoá, tuy nhiên toàn ngành vẫn tăng nhẹ và đóng góp gần 3 điểm cho VN-Index.

Các cổ phiếu nhà băng trên sàn HOSE chiếm trọn danh mục tăng giá toàn ngành. Trong đó, cổ phiếu EIB tăng kịch trần ngay từ đầu phiên và trắng bên bán, tương đương khối lượng khớp lệnh 3,7 triệu đơn vị.

Ngoài ra, cổ phiếu STB tiếp tục duy trì được đà tăng giá với tỷ lệ 3,2% và đóng cửa tại 22.400 đồng/cp. Tuy nhiên, lực cầu tại mã này không cho thấy sự cải thiện, chỉ đạt 26,5 triệu đơn vị trong phiên hôm nay.

Danh mục tăng giá còn ghi thêm một số cổ phiếu vốn hoá lớn như TPB (2,3%), HDB (1,8%), ACB (1,8%), CTG (0,9%), MBB (0,6%), BID (0,5%), LPB (0,4%), VCB (0,4%) và TCB (0,2%).

Ở chiều giảm giá ghi nhận nhiều cổ phiếu trên sàn HNX và thị trường UPCoM nhưng với biên độ thấp như NAB, PGB, VBB, ABB, NVB...

Về thanh khoản, nhóm ngân hàng dẫn đầu thị trường với thanh khoản đạt 2.692 tỷ đồng. Cổ phiếu STB khớp lệnh nhiều nhất toàn ngành với 26,5 triệu đơn vị, theo sau là các mã LPB (25,7 triệu đơn vị), SHB (20,3 triệu đơn vị), VPB (13,7 triệu đơn vị)...

Trong khi đó, lực cầu từ khối ngoại tiếp tục hướng đến nhóm ngân hàng với quy mô khoảng 77 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài gom mua các cổ phiếu STB (71,5 tỷ đồng), CTG (50 tỷ đồng),... nhưng lại bán một số mã quốc doanh như VCB (42 tỷ đồng) và BID (21 tỷ đồng).

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa phiên cuối tuần, khối ngoại tiếp tục chuỗi mua ròng

Cùng với đà hồi phục của thị trường, cổ phiếu nhóm ngân hàng đã bật tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo Mirae Asset, định giá cổ phiếu ngân hàng đã hấp dẫn nhưng cổ phiếu vẫn còn nhiều rủi ro điều chỉnh.

Trong ngắn và trung hạn, sẽ rất khó để ngành ngân hàng nói chung lấy lại được mức định giá trên mức trung bình 5 năm, Ngân hàng Thương mại quốc doanh 2,2x; Ngân hàng Thương mại tư nhân 1,6x do các yếu tố vĩ mô tương đối tiêu cực và các rủi ro chính dẫn đến các đợt giảm gần đây sẽ khó được loại bỏ hoàn toàn.

Hoàng Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục