Cổ phiếu ngân hàng ‘hụt hơi’ phiên cuối tuần (Ảnh minh họa) |
Thị trường điều chỉnh giảm trong phiên cuối tuần (26/8) sau chuỗi ba phiên tăng ấn trượng trước đó. Trong phiên giao dịch sáng các chỉ số tăng nhẹ và VN-Index tiến sát về mốc 1.300 điểm nhưng số lượng cổ phiếu giảm hơi nhỉnh hơn số cổ phiếu tăng. Ở phiên giao dịch chiều áp lực bán xuất hiện đồng loạt khiến chỉ số quay đầu giảm điểm với đa số cổ phiếu đóng cửa giảm giá.
VN-Index kết phiên ở 1.282,57 điểm (-6,31 điểm) và VN30 đóng cửa ở 1.306,81 điểm (-4,74 điểm). Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước với thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE đạt quanh mức 14.600 tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường chuyển sang tiêu cực khi số mã tăng điểm chỉ chiếm 25%; số mã đi ngang chiếm 13% và có tới 62% số cổ phiếu giảm điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu ngân hàng, nhóm vốn hoá lớn nhất thị trường điều chỉnh sau 3 phiên tăng tích cực và lấy đi 0,05 điểm phần trăm của VN-Index. Đóng cửa, chỉ có 6 mã ngân hàng niêm yết tăng giá, 8 mã đứng giá tham chiếu và có tới 13 mã giảm.
Lý giải về đà tăng giá của nhóm ngân hàng trong vài phiên giao dịch trở lại đây liên quan một phần đến kỳ vọng nới room tín dụng. Theo SSI Research, NHNN vẫn đang phát tín hiệu khá thận trọng trong hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay và việc nới hạn mức sẽ diễn ra chọn lọc giữa các ngân hàng với mức độ sẽ không quá cao.
SSI Research cũng cho rằng NHNN sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lý, kỳ vọng có thể diễn ra vào cuối quý III/2022 và mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2022 sẽ là bộ đệm tiếp tục hỗ trợ cho tính hấp dẫn của định giá, cũng như giá cổ phiếu của các ngành ngân hàng.
VDSC dự báo xu hướng tăng giá của nhóm ngân hàng vẫn có thể được duy trì trong ngắn hạn và ngành ngân hàng sẽ dẫn dắt đà tăng của thị trường nhờ giá vẫn ở vùng chiết khấu tốt và tiếp tục đạt kết quả kinh doanh tích cực.
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng phiên vừa qua |
Ở chiều tăng giá, VCB, MSB và BID là 3 mã gồng gánh đà giảm điểm của chỉ số chính mặc dù biên độ tăng không quá đáng kể.
Tại chiều giảm, cố phiếu STB ngày càng nới rộng đà giảm và mất 2,1% giá trị xuống còn 25.100 đồng/cp. Tuy nhiên, lực cung chỉ dao động quanh mức 10,7 triệu đơn vị, thấp hơn mức trung bình 10 phiên gần nhất.
Một số bluechip cùng ngành cũng đảo chiều điều chỉnh sau 3 phiên tăng điểm tích cực, gồm SHB (1,6%), TPB (1,4%), VPB (1,1%), CTG (0,9%), ACB (0,9%), HDB (0,6%)...
Về thanh khoản, giao dịch qua kênh khớp lênh vẫn duy trì quanh mức 2.100 tỷ đồng trong khi kênh giao dịch thoả thuận tiếp tục sôi động, ghi nhận tới 6.600 tỷ đồng. Một số giao dịch sang tay đáng chú ý là hai mã MSB giá trị 413 tỷ đồng và EIB là 392 tỷ đồng.
Đối với giao dịch khối ngoại, dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài chỉ với cổ phiếu ngân hàng chỉ ghi nhận quy mô bán ròng chưa đến 2 tỷ đồng. Lực mua của khối ngoại hướng đến HDB, CTG, BID, trong khi lực bán xuất hiện chủ đạo tại các mã VCB, EIB.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Tỷ lệ nợ xấu có thể tăng trong giai đoạn còn lại của năm 2022 Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng, CTCP Chứng khoán Mirae Asset nhận định tỷ lệ nợ xấu ngân hàng vẫn có thể tăng ... |
Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Tiến độ giải ngân còn khiêm tốn, cả ngân hàng và khách hàng đều e ngại Sau 3 tháng triển khai, các ngân hàng thương mại đã vào cuộc rất tích cực nhưng kết quả thực hiện giải ngân gói hỗ ... |
CASA đứng trước áp lực giảm trong trung hạn? Theo dữ liệu tổng hợp, tính đến hết quý II/2022, 18/27 ngân hàng có tỷ lệ CASA giảm so với đầu năm.Tỷ lệ CASA trung ... |
Thu Thủy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|