Cổ phiếu ngân hàng giao dịch ảm đạm, thanh khoản sụt giảm hơn 30%

(Banker.vn) Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (2/2), cổ phiếu ngân hàng ghi nhận chưa thể hồi phục sau nhịp giảm sâu hôm qua và chủ yếu giao dịch phân hoá.
Lợi nhuận ngân hàng 2022: “Ông lớn” BIDV bứt tốc, lãi trước thuế nhiều nhà băng vượt 20.000 tỷ

Sau phiên sáng giao dịch thận trọng, các chỉ số chính chỉ giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu trên nền thanh khoản thấp, thị trường trong phiên chiều tiếp tục xu hướng này cho đến khi đóng cửa. Đáng chú ý là các bluechip nâng đỡ khá nhiều khi không ít các mã vừa và nhỏ nới rộng đà giảm.

Chốt phiên, sàn HOSE có 111 mã tăng và 308 mã giảm, VN-Index tăng 1,62 điểm (+0,15%), lên 1.177,59 điểm.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đuối dần và về dưới tham chiếu ngay đầu phiên chiều và rung lắc dưới vùng giá thấp cho đến khi đóng cửa. Chốt phiên, sàn HNX có 59 mã tăng và 104 mã giảm, HNX-Index giảm 0,7 điểm (-0,32%), xuống 215,31 điểm.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng lùi về ngay sát tham chiếu trong phiên chiều và giằng co nhẹ cho đến khi đóng cửa. Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,07%), xuống 74,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 31,5 triệu đơn vị, giá trị 410,9 tỷ đồng.

Chứng khoán giao dịch thận trọng
Cổ phiếu ngân hàng giao dịch khá thận trọng

Về cổ phiếu ngân hàng, nhóm này chưa thể hồi phục sau nhịp giảm sâu hôm qua và chủ yếu giao dịch phân hoá. Tuy nhiên, lực cầu tập trung tại một vài cổ phiếu vốn hoá lớn nên toàn ngành vẫn đóng góp 2,6 điểm để giữ sắc xanh cho VN-Index trong phiên hôm nay.

Nhóm cổ phiếu quốc doanh ghi nhận biên độ tăng giá tích cực, gồm VCB (1,7%), BID (0,8%), CTG (0,7%), theo đó bộ ba này đều góp mặt vào Top 10 mã tác động tích cực nhất đến thị trường.

Bên cạnh đó, một vài cổ phiếu khác cũng duy trì sắc xanh về cuối phiên như OCB (3,9%) STB (1,9%), TPB (0,8%), VPB (0,5%) và VPB (0,3%). Chiều tăng còn có mã PGB với tỷ lệ tăng tới 9,2% cùng khối lượng vượt trội.

Ở chiều giảm giá, sau 3 phiên ngược dòng thị trường, cổ phiếu HDB đảo chiều giảm 3,4% xuống 18.350 đồng/cp. Danh mục giảm giá chỉ còn một vài đại diện đến từ sàn HOSE như cổ phiếu EIB (-1,6%), SHB (-1,4%), LPB (-1,1%), ACB (-0,8%)…

Tâm lý cảnh giác của nhà đầu tư cũng khiến thanh khoản nhóm ngân hàng giảm hơn 30% xuống còn 2.455 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khớp lệnh trên 10 triệu đơn vị là VPB (25,9 triệu cổ phiếu), STB (18,4 triệu cổ phiếu), SHB (17,5 triệu cổ phiếu), MBB (12,2 triệu cổ phiếu) và LPB (11,1 triệu cổ phiếu).

Về giao dịch khối ngoại, điểm nhấn trong phiên hôm nay là việc khối ngoại mua ròng 150 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng. Dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài tập trung tại cổ phiếu STB với giá trị giao dịch 100 tỷ đồng, còn lại các cổ phiếu khác với giá trị không đáng kể.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng VN30F2302 giảm 0,5 điểm, tương đương -0,05% xuống 1.088 điểm, khớp lệnh hơn 353.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 44.100 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này mã CHPG2221 thanh khoản vượt trội với hơn 4,74 triệu đơn vị, nhưng chỉ có giá tham chiếu tại 110 đồng/cq, tiếp theo là CSTB2218 với 1,77 triệu đơn vị và tăng 7,5% lên 570 đồng/cq.

OCB báo lãi “giật lùi”, nợ xấu ở mức 2.671 tỷ đồng trong năm 2022

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB - HOSE: OCB) công bố báo cáo tài chính quý IV với lợi nhuận trước thuế đạt 1.740 tỷ ...

Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 2/2023: Cao nhất là 7,4%/năm

Theo ghi nhận mới nhất, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vẫn duy trì phạm vi lãi suất huy ...

VNDirect: Vietcombank, BIDV và VietinBank sẽ được hưởng lợi từ Thông tư 26/2022/TT-NHNN

VNDirect cho rằng Thông tư 26/2022/TT-NHNN sẽ mang lại lợi thế cho các ngân hàng có nguồn tiền gửi dồi dào từ KBNN như Vietcombank, ...

Hồng Giang

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục