Cổ phiếu ngân hàng đảo chiều ngoạn mục, 3 mã tăng kịch trần

(Banker.vn) Cổ phiếu ngân hàng phiên 25/10 có cú đảo chiều ngoạn mục. Đóng cửa phiên hôm nay ghi nhận 16/27 cổ phiếu ngân hàng tăng giá, trong đó LPB, CTG, SHB kết phiên ở mức giá trần.

Giảm nhẹ 2 quý, tỷ lệ CASA của Techcombank vẫn đứng đầu ngành

SSI: Tâm lý gom giữ USD ở mức cao

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào thuộc nhóm “Big 4” có lợi nhất?

Diễn biến thị trường khởi sắc hơn về cuối phiên chiều nay. Sắc xanh phủ khắp thị trường với giao dịch tích cực ở nhiều nhóm ngành. Về cuối phiên giao dịch, hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, thép, bán lẻ, bia & đồ uống, sản xuất thực phẩm bứt phá góp phần giúp các chỉ số biến động tích cực hơn. Dù vậy độ rộng thị trường vẫn đang nghiêng về bên bán.

Về mặt kỹ thuật, vùng điểm quanh 960 đã có nhịp hồi kỹ thuật như dự tính nhưng thị trường vẫn nhạy cảm và lực bán vẫn áp đảo nên đây mới là nhịp hồi kỹ thuật chứ chưa xác lập đáy, nhà đàu tư cần theo dõi thêm tín hiệu tạo đáy ngắn hạn.

Thị trường chứng khoán hồi phục tích cực về cuối phiên
Thị trường chứng khoán hồi phục tích cực về cuối phiên

Xét riêng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng là nhân tố chính giúp thị trường đảo chiều thành công. Riêng nhóm này đã đóng góp 8,9 điểm cho VN-Index, chiếm 78% đà tăng của chỉ số.

Nhóm này ghi nhận 4 cổ phiếu giảm điểm gồm SGB, NVB, VBB và VAB. Đây đều là mã giao dịch trên sàn HNX hoặc thị trường UPCoM nên không ảnh hưởng nhiều đến đà tăng của nhóm ngân hàng.

Ở chiều tăng giá, các cổ phiếu vốn hoá lớn nới rộng biên độ và tăng kịch trần như LPB, CTG và SHB. Ngoài ra, mã EIB cũng gần chạm giá trần, tăng 6,8% lên 39.000 đồng/cp, thiết lập mức đỉnh lịch sử kể từ niêm yết trên sàn HOSE. Cổ phiếu BID cũng đã có thời điểm chạm giá trần, nhưng sau đó giảm dần và chỉ còn tăng 3,1%.

Phiên này, các bluechip khác cũng kết phiên trong sắc xanh như MBB (5,1%), ACB (4,6%), BID (3,1%), VCB (2,8%), VIB (2,1%),...

Về thanh khoản, giá trị giao dịch nhóm ngân hàng nghiêng về bên mua và tăng mạnh lên 2.070 tỷ đồng. Cổ phiếu STB đứng đầu thanh khoản khi khớp lệnh 22,8 triệu đơn vị, theo sau là các mã MBB, VPB, LPB,…

Đối với giao dịch khối ngoại, trong khi nhận được lực đỡ từ dòng tiền trong nước, khối ngoại vẫn chưa giải ngân trở lại nhóm này với quy mô mua ròng chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng. Lực cầu hướng đến một số mã VCB (25 tỷ đồng), SHB (15 tỷ đồng) trong khi nhà đầu tư ngoại rút ròng chủ yếu mã STB (18 tỷ đồng).

Cổ phiếu ngân hàng đảo chiều ngoạn mục, 3 mã tăng kịch trần

Theo ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của tập đoàn VinaCapital cho rằng định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức rẻ, các sự kiện “nóng” gần đây không thay đổi đáng kể quan điểm của VinaCapital về lĩnh vực ngân hàng.

Theo VinaCapital, định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức rẻ với P/B trung bình 1,3x so với 19,2% ROE và P/E FY22 ở mức 9,1x so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến ít nhất là 30% vào năm 2022 và 20% vào năm 2023.

Tổ chức này nhận định ngành ngân hàng tiếp tục có sức hấp dẫn cao trong dài hạn do tỷ suất lợi nhuận cao, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, tỷ lệ thâm nhập của các khoản vay thế chấp và bán lẻ thấp và thu nhập tăng. Điều đó hàm ý rằng Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế, do đó ngành ngân hàng của đất nước chưa đến giai đoạn bão hòa.

Bên cạnh đó, chuyên gia của VinaCapital cũng chỉ ra những lo lắng đối với ngành ngân hàng trong ngắn hạn. Điều đó có thể đến từ biên lợi nhuận mỏng, do chi phí huy động vốn cao hơn và điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn, một phần là do chính phủ kêu gọi hạn chế tốc độ tăng lãi suất cho vay.

Hai là rủi ro được nhận thấy đối với chất lượng tài sản từ trái phiếu doanh nghiệp có khả năng không thể tái cấp vốn, chuyển nhượng hoặc hoàn trả trong bối cảnh các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn (và có thể làm dao động niềm tin vào các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai).

Hoàng Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán