Theo thông tin trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ông Quách Hùng Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BIDV) vừa có văn bản đăng ký bán ra 49.610 cổ phiếu BID.
Theo thông báo, mục đích thực hiện giao dịch của ông Hiệp là có nhu cầu cá nhân, giao dịch được thực hiện qua phương thức khớp lệnh trên hệ thống của HOSE, trong thời gian từ ngày 15/1 đến ngày 19/1/2024. Trước khi thực hiện giao dịch, ông Hiệp nắm giữ 49.716 cổ phiếu BID, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,0009%. Sau khi bán xong, dự kiến ông sẽ chỉ còn 106 cổ phiếu tại Ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/1, cổ phiếu BID đã tăng 2,93%, đạt mức 47.400 đồng/cp và thiết lập kỷ lục mới. Trong phiên, có lúc cổ phiếu của ngân hàng này đã vọt lên 47.800 đồng/cp. Với mức giá chốt phiên trên, có thể ước tính rằng ông Hiệp sẽ thu về gần 2,4 tỷ đồng từ thương vụ này.
Văn bản đăng ký giao dịch bán của ông Hiệp. |
Tại một diễn biến khác, cổ phiếu BID liên tục tăng cao cũng khiến các cổ đông vô cùng phấn khởi, đặc biệt là cổ đông chiến lược Keb Hana Bank đến từ Hàn Quốc. Được biết, cổ đông ngoại này hiện đang nắm giữ 15% cổ phần tại BIDV. Quy đổi ra giá trị thị trường, khoản đầu tư của nhà băng đến từ Hàn Quốc thời điểm hiện tại đang đạt mức gần 39.700 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD).
Theo tìm hiểu, Keb Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược của BIDV kể từ cuối năm 2019 sau động thái mua hơn 603,3 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán riêng lẻ, giá bán 33.640 đồng/cổ phiếu. Thời điểm đó, giá trị đầu tư tương ứng của Keb Hana Bank là 20.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 882 triệu USD. Đồng thời, đây cũng là thương vụ đầu tư chiến lược M&A có giá trị cao nhất trong lịch sử ngân hàng vào thời điểm đó. Sau đó, kỷ lục này đã bị vượt qua bởi thương vụ SMBC mua lại 15% vốn VPBank với giá 1,5 tỷ USD vào năm 2023.
Theo ước tính, Keb Hana Bank sau 4 năm làm cổ đông chiến lược tại BIDV hiện đang tạm lãi khoảng 19.400 tỷ đồng. Nếu như tính thêm cả cổ tức bằng tiền tươi thóc thật đã bỏ túi (gần 1.500 tỷ đồng), khoản đầu tư của cổ đông đến từ Hàn Quốc đang lãi gấp đôi.
Kể từ cuối tháng 10/2023, cổ phiếu BID đã ghi nhận chu kỳ tăng giá mạnh mẽ, đi từ khoảng 35.500 đồng/cp (đã điều chỉnh), lên 47.400 đồng, tương ứng mức tăng 33,5%. Với sự tăng trưởng trên, vốn hóa của BIDV đã tăng mạnh, đạt 270.200 tỷ đồng (11 tỷ USD), đứng thứ hai toàn thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vietcombank (500.000 tỷ đồng).
Lợi nhuận của BIDV lần đầu vượt 1 tỷ USD
Đáng chú ý, BIDV liên tục ghi nhận tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2020 - 2023 kể từ khi Keb Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược. Mới đây nhất, BIDV trong năm 2023 ước tính đạt 27.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, so với con số thực hiện trong năm 2022 đã tăng 19%. Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên ngân hàng này có lợi nhuận vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Đồng thời, con số này cũng giúp BIDV trở thành ngân hàng có mức lợi nhuận cao thứ 2 trong nhóm Big4, chỉ sau Vietcombank với hơn 41.000 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của BIDV là 2,26 triệu tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng TMCP sở hữu quy mô tổng tài sản lớn nhất cả nước. Cũng tính ở thời điểm này, BIDV có huy động vốn đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 16,5%. Dư nợ tín dụng tăng trưởng 16,66% và đạt 1,75 triệu tỷ đồng, đảm bảo giới hạn Ngân hàng Nhà nước giao. Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 1,1% và tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 192%.
Đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, phía ngân hàng này cho biết, dư nợ tín dụng dự kiến tăng 14% và điều hành theo giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao. Bên cạnh đó, huy động vốn điều hành phù hợp với việc sử dụng vốn, cũng như đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả; đồng thời kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 ở mức ≤1,4%...
Theo như báo cáo phân tích được công bố vào tháng 12 năm ngoái, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, BIDV vẫn đang xúc tiến chuyện phát hành riêng lẻ trong năm 2024. Thời điểm hiện tại, nhà băng này đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư với tỷ lệ 9%. Đồng thời, BIDV trong thời gian qua cũng đã nỗ lực thực hiện và tiếp xúc với 38 nhà đầu tư. Điều đáng nói, nhu cầu đã giảm sút mạnh do tình hình kinh tế trong nước không thuận lợi. Liên quan đến vấn đề này, BIDV sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước cũng như các đối tác để tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp nhất.
Tiền lớn nhập cuộc, BID vượt đỉnh lịch sử, VN-Index tiếp nối đà tăng Trong phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu BID tiếp tục bứt phá với sự nhập cuộc của dòng tiền lớn. Với sự dẫn dắt ... |
"Cá voi trắng" của ngành ngân hàng: Đường tới định giá còn xa Dù liên tục tăng mạnh nhưng cổ phiếu của ngân hàng này vẫn đang dưới vùng định giá khá xa... |
VN-Index trở lại ngưỡng kháng cự 1.160 điểm, nhóm Bank áp đảo tại dòng tiền cá mập Đóng cửa giao dịch ngày 10/01, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 21.000 tỷ đồng, nhóm ngành hút dòng tiền cá mập ... |
Mộng Diệp
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|