Cổ phiếu dệt may cần thêm thời gian để hồi phục

(Banker.vn) Dự báo tình hình quý II, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có đơn hàng của tháng 4 và dự kiến từ tháng 7 – 8 thị trường mới có khả năng thay đổi...

Dự báo quý II khó khăn

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, so với tháng trước, thị trường dệt may tháng 3 đã có những thay đổi theo hướng kém tích cực. Sự kiện đổ vỡ các ngân hàng nhỏ ở Mỹ và ngân hàng Credit Suise của Thụy Sỹ chưa được các tổ chức kinh tế hay Chính phủ các nước này cảnh báo trước. Hậu quả của sự kiện trên chưa thể đánh giá được tác động tiếp theo.

Trên thị trường, tồn kho của các hãng vẫn ở mức cao, doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận giảm sâu. Trong bối cảnh đó, những thách thức kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị tiếp tục làm giảm tâm lí khách hàng. Tại Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam, doanh thu bán lẻ hàng may mặc giảm trong 3 tháng đầu năm và chưa thấy dấu hiệu phục hồi trong các tháng tiếp theo.

Cổ phiếu dệt may cần thêm thời gian để hồi phục
Dự báo tình hình quý 2, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn

Tổng cầu dệt may suy giảm đã tác động đến giá bán sợi cũng giảm theo. Dự báo trong quý 2 giá bông sẽ tăng nhẹ dao động ở mức 2,1 – 2,4 USD/kg. Giá xơ có thể tiếp tục duy trì giá hiện tại hoặc tăng nhẹ trong quý 2 theo giá dầu và giá bông. Các tín hiệu hồi phục của thị trường sợi vẫn chưa rõ ràng, cầu dệt may vẫn yếu do tồn kho tăng dẫn đến giá sợi chưa có động lực để cải thiện.

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong quý 1 ước đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ. Riêng tháng 3/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 3,298 tỷ USD, tăng 18,11% so với tháng trước và giảm 12,91% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may quý 1/2023 đạt 5,087 tỷ USD, giảm 17,97% so với cùng kỳ 2022.

Dự báo tình hình quý II, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có đơn hàng của tháng 4 và dự kiến từ tháng 7 – 8 thị trường mới có khả năng thay đổi.

Chung nhận định, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - ông Cao Hữu Hiếu cho biết, quý 1 thị trường trầm lắng, sức mua giảm, giá giảm, tồn kho của các nhãn hàng tăng cao. Các dự báo đều chưa đưa ra được thị trường sẽ còn trầm lắng trong bao lâu, doanh nghiệp đang phải đối mặt với quý II vô cùng khó khăn.

Tiếp tục phải đối mặt với những thách thức, nhiều doanh nghiệp nhận định, khó khăn trên là chưa từng có tiền lệ. Vì vậy, để thích ứng với thị trường bất định, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các thành viên của Hiệp hội đang cố gắng chủ động linh hoạt và thích ứng với mục tiêu ổn định tài chính, duy trì bộ máy sản xuất và đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động. Giải pháp quan trọng nhất được thực hiện trong thời điểm này là tập trung vào công tác thị trường, tái định vị lại khách hàng và sản phẩm, hướng tới thị trường nội địa để vượt qua khó khăn.

Là doanh nghiệp lớn, có vị thế trên thị trường trong và ngoài nước song theo ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc công ty May 10, công ty đang phải nhận định lại, tập trung vào định vị sản phẩm, thị trường và quản trị công nghệ cũng như mô hình sản xuất để có hướng đi phù hợp.

Tổng Giám đốc Cao Hữu Hiếu cũng đưa ra đề nghị các đơn vị cần làm tốt công tác thị trường, tìm kiếm các khách hàng mới. Cùng với đó, lãnh đạo Tập đoàn sẽ cập nhật, thông tin kịp thời về diễn biến thị trường để các đơn vị có cơ sở trong việc đàm phán với khách hàng và tổ chức kế hoạch sản xuất.

Các doanh nghiệp trong Tập đoàn cần có sự chia sẻ, tạo sự liên kết đơn hàng, nguyên phụ liệu, thiết bị, giá và tăng cường sử dụng trong chuỗi với nhau. Đồng thời, quan tâm quản trị sản xuất hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chi phí không cần thiết trong sản xuất. Đặc biệt các doanh nghiệp cần có giải pháp, sắp xếp điều hành sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ có hiệu quả.

Nhà đầu tư nên tiếp tục chờ đợi

Báo cáo về triển vọng cổ phiếu ngành dệt may, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị các nhà đầu tư nên chờ đợi thêm những dấu hiệu rõ ràng hơn về sự phục hồi tiêu thụ của ngành dệt may.

Mặt khác, VDSC cho rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong quý I/2023 khi các khách hàng cắt giảm đơn hàng do lo ngại về tiêu thụ cũng như chưa đẩy bớt hàng tồn kho. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may sẽ dần hồi phục từ quý II/2023 khi các vấn đề kia dần được tháo gỡ.

Do đó, VDSC vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư nên chờ đợi trong quý III/2023 (sau khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may được phản ánh hết vào giá cổ phiếu) hoặc chờ thêm khi giá cổ phiếu điều chỉnh sâu hơn để mua vào với tỷ suất sinh lời tốt hơn.

Cổ phiếu dệt may cần thêm thời gian để hồi phục

Với VNDirect, công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng bước ngoặt cho các doanh nghiệp sản xuất sợi trong quý III/2023. Do ở khâu thượng nguồn, các doanh nghiệp sản xuất sợi bị ảnh hưởng sớm hơn so với các doanh nghiệp hạ nguồn, do các khách hàng lớn giảm hàng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu.

Do đó, các doanh nghiệp sợi như Công ty CP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK), Công ty CP Damsan (HOSE: ADS), Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG), Tổng Công ty CP Phong Phú (UPCoM: PPH) sẽ có tín hiệu hồi phục khá sớm so với các doanh nghiệp gia công may mặc. Ban lãnh đạo STK cho biết sản lượng bán ra trong tháng 2/2023 cải thiện so với quý IV/2022.

Trong khi đó, HTG kỳ vọng lợi nhuận ròng quý I/2023 đạt 65 tỷ đồng (+20,3% so với quý trước). ADS cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực trong quý I/2023 sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Theo ban lãnh đạo ADS, sản lượng trong 2 tháng đầu năm 2023 đã tăng 200% so với quý IV/2022 và 140% so với quý III/2022.

Đối với mảng gia công may mặc, các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2023 do đơn hàng giảm mạnh. Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đơn hàng trong quý I/2023 giảm 25-27% so với cùng kỳ do sức mua trên thế giới giảm sút.

Trong khi đó, VGT dự báo đơn hàng trong năm 2023 sẽ giảm 25% so với cùng kỳ. Kỳ vọng các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ phục hồi kể từ quý IV/2023 khi lạm phát tại Mỹ và EU hạ nhiệt. Dự báo các công ty gia công may mặc lớn như VGT, TCM, GMC, GIL sẽ ghi nhận lợi nhuận ròng tăng trưởng âm trong năm 2023.

Thị trường chứng khoán ngày 10/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Đề xuất giảm 2% thuế GTGT có thể tạo ra “cơn sóng ngắn” tại nhóm bán lẻ

Ông Bùi Văn Huy - Giám đốc Chứng khoán DSC cho rằng, các chính sách liên quan tới thuế luôn có độ ảnh hưởng tương ...

Số tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh trong tháng 3

Tính đến cuối tháng 3, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt xấp xỉ 6,98 triệu tài khoản, tương đương ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán