Sau 19 phiên sàn liên tiếp, cổ phiếu DDG của Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (Indochine Imex) đã bất ngờ được “giải cứu” trong phiên sáng 10/5. Tiền bắt đáy ồ ạt đổ vào kéo cổ phiếu DDG đổi màu từ xanh sàn sang tím chỉ ít phút sau khi mở phiên 10/5.
Sau 19 phiên sàn liên tiếp, cổ phiếu DDG đã bất ngờ được “giải cứu” trong phiên sáng 10/5. |
Hơn 6,4 triệu cổ phiếu tương đương 10,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DDG đã được khớp lệnh nhanh chóng. Trong đó, phần lớn lệnh khớp tại mức giá sàn với 5,4 triệu cổ phiếu, còn lại rải rác trên các bước giá từ tham chiếu đến trần.
Nguồn: VietstockFinance |
Tính đến 11 giờ ngày 10/5, DDG vẫn đang giao dịch tại mức giá trần 6.600 đồng/cp với dư mua tại mức giá cao nhất lên đến hơn 9,7 triệu đơn vị. Dù vậy, so với thời điểm trước khi lao dốc hồi đầu tháng 4, cổ phiếu này đã “bốc hơi” hơn 83% thị giá.
Cú rơi của DDG có thể coi là chưa từng thấy trong lịch sử khi một cổ phiếu lao một mạch từ vùng đỉnh lịch sử xuống thủng đáy từ khi niêm yết chỉ trong một tháng.
Trên thực tế, từ sau khi lên sàn vào cuối năm 2018, DDG gần như chỉ tăng mà không có nhịp điều chỉnh nào thực sự đáng kể. Ngay cả trong giai đoạn thị trường chứng khoán liên tục gặp sóng gió trong năm 2022, cổ phiếu này vẫn âm thầm đi lên và liên tục lập đỉnh mới. Vì thế, cú trượt chân ngay vùng đỉnh lịch sử có thể phần nào gây bất ngờ cho giới đầu tư cũng như cổ đông.
Trong bối cảnh đó, một loạt các lãnh đạo cùng người thân Indochine Imex đã liên tiếp đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu DDG trong khoảng thời gian từ 10/5-5/6/2023.
Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Quang - Chủ tịch HĐQT 2 lần đăng ký bán cổ phiếu với số lượng lần lượt là 324.000 cổ phiếu và 908.000 cổ phiếu với lý do tài chính cá nhân. Nếu hoàn tất cả hai giao dịch trên, ông Quang sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 2,88 triệu cổ phiếu, tương đương 4,81% vốn DDG. Trước đó, vào ngày 27/4, ông Quang cũng bị Chứng khoán BSC bán giải chấp 91.000 cổ phiếu DDG.
Tương tự, bà Trần Kim Sa – Thành viên HDQT kiêm Tổng Giám đốc đăng ký bán thêm 498.500 cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thoả thuận/ khớp lệnh từ 10/5 đến 5/6. Nếu giao dịch thành công, bà Sa sẽ giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ còn 3,17 triệu cổ phiếu (~5,3% vốn). Trước đó, bà Sa cũng bị Chứng khoán BSC bán giải chấp lần lượt 107.500 nghìn cổ phiếu và 46.500 cổ phiếu.
Trong khi đó, ông Yang Tuấn Anh – Phụ trách quản trị công ty, đồng thời là con ruột bà Trần Kim Sa cũng đăng ký bán hơn 1 triệu cổ phiếu DDG trên tổng 2 triệu cổ phiếu đang nắm giữ. Bà Yang Kiều An – con ruột bà Trần Kim Sa cũng đăng ký bán sạch 476 nghìn cổ phiếu để giảm sở hữu về 0%.
Cùng chiều giao dịch, ông Trần Kim Cương – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc đăng ký bán 500.000 cổ phiếu với lý do tài chính cá nhân. Ông Cương đồng thời là em trai bà Trần Kim Sa - Tổng Giám đốc công ty. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu nắm giữ của vị lãnh đạo này là 1,9 triệu cổ phiếu DDG, tương đương 3,28% vốn.
Bà Trần Ngọc Phụng - vợ ông Trần Kim Cương đăng ký bán toàn bộ 2,7 triệu cổ phiếu nắm giữ với lý do tương tự.
Trước những biến động lớn, ban lãnh đạo DDG khẳng định, công ty vẫn hoạt động bình thường và không có biến động xấu ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Giá DDG giảm là do diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán thời gian vừa qua khiến tâm lý của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Việc giá cổ phiếu giảm do cung cầu của thị trường và nằm ngoài sự kiếm soát của công ty.
Bên cạnh đó, phía DDG cũng cho biết việc nhiều lãnh đạo đăng ký bán cổ phiếu nhằm thực hiện nghĩa vụ tài chính với các công ty chứng khoán. “Một khi thị trường chứng khoán bình ổn trở lại, Chủ tịch HĐQT va CEO sẽ đăng ký mua trở lại cổ phiếu”, vị này cho biết thêm.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, DDG đặt mục tiêu đầy tham vọng với doanh thu dự kiến đạt 1.080 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 56 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 27% so với năm trước. Các chỉ tiêu được xây dựng dựa trên những kế hoạch cung cấp hơi, nhiệt và các sản phẩm khác.
Dù vậy, ban lãnh đạo DDG nhìn nhận doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023. Theo đó, vào thời điểm cuối năm 2022, ngành nghề kinh doanh và xuất khẩu Biomass bị gián đoạn, rất nhiều nhà máy sản xuất phải đóng cửa do các doanh nghiệp khó khăn trong việc hoàn thuế VAT làm cho DDG giảm doanh thu mặt hàng này.
Quý 1/2023, DDG đã ghi nhận doanh thu thuần giảm 8% so với cùng kỳ xuống 159 tỷ đồng. Giá vốn không giảm khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 12 tỷ đồng, giảm 55% so với quý đầu năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp giảm một nửa từ 15% xuống còn 7,4%. Sau khi trừ chi phí, DDG lãi ròng vỏn vẹn 197 triệu đồng, giảm 99% so với cùng kỳ và là thấp nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.
DDG tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Giáo dục Đông Thành được thành lập ngày 25/6/2010 vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Sau 2 lần tăng vốn vào tháng 9/2015 và tháng 9/2016 nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ của công ty được nâng lên mức 120 tỷ đồng.
Đến tháng 1/2017, DDG trở thành công ty đại chúng và sau đó chính thức niêm yết 12 triệu cổ phiếu trên sàn HNX vào ngày 18/12/2018. Sau khi niêm yết, công ty đã liên tục có động thái tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 21% vào tháng 5/2020; phát hành riêng lẻ 14 triệu cổ phiếu vào tháng 7/2020; chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 vào tháng 10/2021; và ESOP 2,8 triệu cổ phiếu vào tháng 10/2022.
Kể từ khi thành lập đến nay, DDG đã có 5 lần tăng vốn, cập nhật tại tháng 2/2023 công ty này có số vốn điều lệ 598,2 tỷ đồng với 87,13% nằm trong tay các cổ đông cá nhân nhỏ lẻ và 12,87% vốn thuộc sở hữu của các cổ đông các nhân lớn, đó là Thành viên HĐQT Trần Kim Sa (6,39%) và Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Quang (6,48%). Liên tục tăng vốn sau hơn 5 năm lên sàn, thế nhưng DDG lại chưa một lần chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông dù kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng.
SGI Capital: Thị trường chứng khoán còn nhiều rủi ro, NĐT nên kiên nhẫn và chọn lọc cơ hội SGI Capital cho rằng doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp lực trái phiếu đáo ... |
Mua vào 1,85 triệu cổ phiếu SFI, Đầu tư NMVT trở thành công ty mẹ Trước đó, vào cuối tháng 3, ĐHĐCĐ thường niên 2023 của SFI đã thông qua việc Công ty CP Đầu tư NMVT có thể mua ... |
Kỳ vọng cổ phiếu dệt may bùng nổ trong năm 2023 Việc sụt giảm lợi nhuận trong quý I của các doanh nghiệp dệt may khiến của cổ phiếu ngành này bị đặt dấu hỏi về ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|