Cổ phiếu chứng khoán có phiên "nắng hạn gặp mưa rào"

(Banker.vn) Phiên giao dịch vừa qua, các cổ phiếu chứng khoán như “nắng hạn gặp mưa rào” khi là nhóm đạt đà tăng mạnh nhất phiên với mức tăng hơn 7,04%. Phe mua thắng áp đảo, đẩy 12 mã ngành chứng khoán tăng kịch trần, 12 mã phủ sắc xanh, chỉ có một mã đứng giá và không có mã nào giảm giá.

Phiên giao dich ngày 15/3, VN-Index đóng cửa ở mốc 1062,19, tăng mạnh 22,06 điểm (+2,12%) so với phiên trước đó. Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức ổn định khi có hơn 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 10 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh gần như bao chùm toàn bảng điện trong phiên hôm nay với 380 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm chỉ là 43 và cũng có 43 mã cổ phiếu đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Cổ phiếu chứng khoán có phiên

VN30 còn có màn thể hiện ấn tượng hơn khi tăng đến 27,03 điểm (+2,61%). Toàn nhóm 27/30 mã tăng điểm. Nổi bật nhất là SSI (+6,82%) khi cổ phiếu này đạt được mức tăng trần. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như GVR (+6,29%), NVL (+6,07%) hay VIB (+5,68%). Các cổ phiếu còn lại cũng đều tăng điểm khá tích cực, hầu hết đạt mức tăng từ 2-4%. Chiều hướng ngược lại, chỉ có ba mã giảm điểm trong phiên, đó là VRE (-1,04%), GAS (-0,65%) và SAB (-0,26%).

Trong phiên, các cổ phiếu chứng khoán như “nắng hạn gặp mưa rào”. Cụ thể, cổ phiếu chhứng khoán là nhóm đạt đà tăng mạnh nhất phiên với mức tăng hơn 7,04%. Phe mua thắng áp đảo, đẩy 12 mã ngành chứng khoán tăng kịch trần, 12 mã phủ sắc xanh, chỉ có một mã đứng giá và không có mã nào giảm giá.

Trước đó, tối ngày 14/03, NHNN đã ban hành các quyết định giảm từ 0.5-1 điểm phần trăm lãi suất điều hành. Cụ thể, theo Quyết định số 313/QĐ-NHNN, lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm.

Đà tăng của thị trường chung và nhóm chứng khoán khoán nói riêng cho thấy kỳ vọng của thị trường trước động thái của Ngân hàng Nhà nước. Theo đánh giá của giới chuyên môn việc giảm lãi suất điều hành sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán và hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Gần đây, các Công ty chứng khoán cũng đã lần lượt hé lộ kết quả kinh doanh năm 2023. Trong đó, một số công ty đưa kế hoạch đi lùi.

Đơn cử trường hợp của Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HOSE: VCI), dù đặt lãi trước thuế ở mức 1.000 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn 5,6% so với mức thực hiện năm 2022. Doanh thu hoạt động dự kiến đạt 3.246 tỷ đồng, tăng 2,8% so với mức thực hiện năm 2022. Các chỉ tiêu tài chính của VCI được xây dựng dựa trên cơ sở chỉ số VN-Index dao động quanh 1.100 điểm vào cuối năm 2023.

Chung nhóm đặt mục tiêu giảm lãi, Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) lên kế hoạch đạt 420 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2023, giảm 34%. Trong khi đó, mục tiêu doanh thu đạt 770 tỷ đồng, giảm 26,5% so với năm trước. FTS dự báo thị trường chứng khoán kém hấp dẫn, trong bối cảnh nền kinh tế không mấy sáng sủa, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cùng với đó, FTS cũng dự báo thị trường không có thêm sản phẩm mới cũng như cạnh tranh về phí giao dịch cũng ngày càng gay gắt hơn.

Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (UPCoM: CSI) thì đặt mục tiêu lãi sau thuế giảm 5% xuống còn 12 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động ước đạt 23,5 tỷ đồng, giảm 39% so với năm trước.

Tuy vậy vẫn có nhiều công ty đặt kế hoạch lạc quan.

Ở nhóm đặt mục tiêu lãi tăng năm 2023, Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (HNX: VIG) đặt mục tiêu lãi tăng ấn tượng gần gấp 19 lần năm 2022 lên 50 tỷ đồng, còn doanh thu hoạt động ở mức 119 tỷ đồng, tăng 65% so với thực hiện năm 2022.

Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng (UPCoM: PHS) cũng đặt mục tiêu lãi trước thuế gần gấp 2 lần kết quả ước đạt năm 2022 lên khoảng 145 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu dự kiến đạt 788 tỷ đồng, tăng 47% so với ước đạt năm trước.

Công ty CP Chứng khoán MB (HNX: MBS) đặt mục tiêu tổng doanh thu và lãi trước thuế năm 2023 lần lượt là 2,700 tỷ đồng và 900 tỷ đồng, tăng 37% và 36% so với năm trước. Song song đó, chi phí cũng tăng 37%, lên 1.800 tỷ đồng.

Cần "giải bài toán" thanh khoản

Năm 2022, đi cùng với kết quả kinh doanh kém sáng, thị giá hầu hết các mã cổ phiếu nhóm chứng khoán đều giảm trên 50%, thậm chí nhiều mã còn mất hơn 70%. Kéo theo đó, vốn hóa thị trường mất đến hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng chính nhờ đó đã đưa định giá nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm về mức thấp và trở nên hấp dẫn hơn, tạo thành bệ đỡ cho nhóm cổ phiếu này. Hầu hết cổ phiếu nhóm chứng khoán đều đang có P/B dưới 1,5 lần, thấp hơn nhiều so với giai đoạn bùng nổ cuối năm 2021 - thời điểm một loạt cổ phiếu nhóm này có P/B trên 3 lần.

Đồng thời, mức định giá rẻ này còn giúp tăng sức đề kháng cho các cổ phiếu chứng khoán trước áp lực điều chỉnh và khó giảm sâu đến mức thủng đáy cũ.

Dù vậy, cũng phải nhìn nhận một điều rằng, yếu tố này vẫn chưa đủ khả năng tạo sự đột biến cho nhóm cổ phiếu chứng khoán, nhất là khi dòng tiền vẫn ảm đạm, nhà đầu tư vẫn chần chừ đứng ngoài cuộc chơi.

Tính đến tháng 2 vừa qua, thanh khoản đang có xu hướng giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HoSE trong tháng 2 chỉ đạt khoảng 8.600 tỷ đồng/phiên, giảm 10% so với tháng trước. Con số này tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 6.500 tỷ đồng/phiên kể từ đầu tháng 3 đến nay, mặc dù cũng có phiên ghi nhận thanh khoản cải thiện nhưng vẫn không ảnh hưởng đến xu thế chung của dòng tiền.

Thực tế, chứng khoán luôn nằm trong "top" nhóm ngành ngốn thanh khoản bật nhất sàn chứng khoán do đặc thù có lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (freefloat) rất lớn. Nhìn chung, trong những năm gần đây, nhóm cổ phiếu này dậy sóng đều diễn ra trong bối cảnh thanh khoản dồi dào, thị trường giao dịch rất sôi động. Cho nên, nút thắt thanh khoản sẽ là một yếu tố quan trọng cần được tính đến khi chờ đợi một "con sóng" thực sự trên cổ phiếu chứng khoán.

Chị gái Chủ tịch Đầu tư tài chính Koji (KPF) vừa thoái toàn bộ vốn tại công ty

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/3, cổ phiếu KPF giảm mạnh 6,38% xuống mức 9.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng ...

Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm, cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo

Thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong phiên 15/3 khi lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng lan sang châu Âu ...

Những điểm sáng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Giữa những áp lực đến từ thế giới gần đây, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam vẫn thấy một vài điểm sáng cho thị trường ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán