Cổ phiếu bán lẻ - "cổ phiếu vàng" cho giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế

(Banker.vn) Nếu phân chia một chu kỳ thành 4 giai đoạn: Phục hồi, mở rộng, khủng hoảng, suy thoái; và lựa chọn một loại cổ phiếu đặc trưng nhất cho giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế, thì đó hẳn phải là cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu.

Các doanh nghiệp kinh doanh hàng lâu bền, hàng cao cấp, xa xỉ - những mặt hàng mà người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu khi cảm thấy dư dả và sẵn sàng cắt giảm nếu thu nhập suy giảm - vốn dĩ không lạ lẫm với chu kỳ kinh tế. Khủng hoảng - suy thoái là thời kỳ khó khăn nhất của họ, trong khi phục hồi - mở rộng là thời kỳ “hoàng kim” của họ.

Cổ phiếu bán lẻ - "Cổ phiếu vàng" cho giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế
Hiình minh họa (Tuệ An)

Nhưng trên phương diện đầu tư tài chính, nơi thị trường chứng khoán là thị trường của sự kỳ vọng, thì việc giá cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng mạnh ngay trong giai đoạn phục hồi đầu tiên của nền kinh tế là dễ hiểu. Không chỉ đơn thuần là suy luận mà màn trình diễn vượt trội của cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế đã được thống kê rõ ràng trên thị trường chứng khoán Mỹ bởi nhiều cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực đầu tư tài chính, trong đó có Fidelity - tập đoàn quản lý quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với những nghiên cứu sâu sắc về các ngành và mối liên hệ với chu kỳ kinh tế.

"Về hiệu suất, các cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu đã đánh bại thị trường chung trong mọi giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế kể từ năm 1962", tài liệu của Fidelity nhấn mạnh. Cũng theo đánh giá của Fidelity, các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu có xu hướng "nhạy cảm nhất" với chu kỳ kinh tế.

John Murphy, bậc thầy phân tích kỹ thuật, đồng thời là một người có nghiên cứu sâu sắc về chu kỳ kinh tế, rút ra kết luận rằng xu hướng của các cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu cho chúng ta biết rất nhiều về sức khỏe của nền kinh tế. Nếu cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu dẫn dắt thị trường chứng khoán thì đây được coi là tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Ngược lại, cổ phiếu ngành này thường nằm trong số những ngành đầu tiên đảo chiều giảm tại đỉnh thị trường.

Tại Việt Nam hiện nay, nhìn vào cơ cấu sản phẩm, các cổ phiếu ngành bán lẻ điển hình như MWG của Công ty Đầu tư Thế giới Di động, FRT của Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail), PNJ của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận có thể coi là cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu.

Nói về các yếu tố ảnh hưởng đến cổ phiếu bán lẻ, chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, bà Lương Thị Kim Chi, Giám đốc phân tích ngành Bán lẻ, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), cho biết giống như nhiều ngành kinh doanh khác, ngành bán lẻ chịu sự ảnh hưởng đáng kể từ bức tranh chung của nền kinh tế, lạm phát cũng như lãi suất.

Tuy nhiên, còn có 6 yếu tố khác cần lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu bán lẻ:

Thứ nhất là thu nhập/sức mạnh tài chính của người tiêu dùng.

Thứ hai là niềm tin của người tiêu dùng về tình hình kinh tế, kỳ vọng của họ về thu nhập và việc làm trong tương lai.

Thứ ba là sự phát triển của tầng lớp thu nhập trung và cao.

Kế đến là quy mô dân số.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến nhân khẩu học và tốc độ đô thị hóa.,

Nhận định chứng khoán ngày 25/9: Rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh

Thị trường phiên cuối tuần giảm điểm trong bối cảnh thanh khoản tăng mạnh và cao hơn trung bình 20 phiên. Công ty CK nhận ...

VN-Index còn nhiều rủi ro, nhà đầu tư nên "thận trọng" trong tuần giao dịch từ 25-29/9

Trong tuần qua, thị trường chứng khoán biến động tương đối mạnh với những phiên giảm sàn hàng loạt của nhóm chứng khoán, bất động ...

Thị trường chứng khoán ngày 25/9/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Cổ phiếu họ Vin kéo VN-Index thủng mốc 1.200 điểm; Hơn 78 triệu cổ phiếu gạo Trung An vào diện cảnh báo; Cổ phiếu một ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán