Cơ hội nào từ cổ phiếu VIC trong những phiên giảm mạnh?

(Banker.vn) Cổ phiếu VIC thường có xu hướng tăng giá trong ngắn hạn ngay sau khi giảm mạnh >4% trong phiên so với mức giá tham chiếu. Nhà đầu tư khi mua cổ phiếu VIC vào những phiên có thời điểm giảm >4% sẽ thường có lợi nhuận trong ngắn hạn (1-7 phiên giao dịch) với xác xuất tương đối cao.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một đợt sụt giảm mạnh và những cổ phiếu bluechip cũng không nằm ngoại lệ. Một trong các cổ phiếu bluechip lớn nhất thị trường là Vingroup (mã chứng khoán VIC) đã có đợt điều chỉnh rất mạnh từ vùng đỉnh 120.000 đồng/cổ phiếu về vùng giá 54.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên đáng chú ý là cổ phiếu VIC thường có vận động tốt hơn thị trường chung trong những phiên thị trường giảm điểm rất mạnh và thường tăng giá vào cuối phiên so với mức giá thấp nhất trong phiên.

Vậy nếu nhà đầu tư mua vào cổ phiếu VIC trong các phiên VIC giảm mạnh thì sẽ cho kết quả như thế nào trong ngắn hạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư trả lời câu hỏi này dựa trên dữ liệu lịch sử của cổ phiếu VIC từ năm 2018 đến nay.

Hình 1: Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu VIC (nguồn TCinvest)
Hình 1: Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu VIC (nguồn TCinvest)

Nhìn vào biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu VIC chúng ta có thể thấy cổ phiếu VIC hình thành các cây nến rút chân với tần suất rất cao trong các phiên giảm mạnh, đặc biệt trong giai đoạn gần đây (tháng 9, tháng 10 năm 2022).

Vậy nếu nhà đầu tư mua vào cổ phiếu VIC trong các phiên sụt giảm mạnh thì sẽ cho kết quả như thế nào?

Bài nghiên cứu đã thống kê tất cả các phiên giao dịch của VIC từ năm 2018 đến nay và tự động ghi nhận hành động MUA cổ phiếu VIC khi giá giảm trên 4%, 5% và 6% so với giá trị tham chiếu trong ngày. Hành động MUA đó sẽ dẫn đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư sau đó tại mức giá đóng cửa các phiên T+1, T+2 và T+7. Kết quả thống kê dưới đây chỉ ra xác suất lãi lỗ và tỷ lệ lãi trung bình trong tất cả hành động MUA.

Hình 2: Xác suất tăng giá khi mua cổ phiếu VIC trong các phiên giảm mạnh sau T1, T2, T7
Hình 2: Xác suất tăng giá khi mua cổ phiếu VIC trong các phiên giảm mạnh sau T1, T2, T7
Hình 3: Lãi trung bình khi mua cổ phiếu VIC trong các phiên giảm mạnh sau T1, T2, T7
Hình 3: Lãi trung bình khi mua cổ phiếu VIC trong các phiên giảm mạnh sau T1, T2, T7

Nhìn vào Hình 2 và Hình 3, chúng ta có thể thấy:

Khi mua cổ phiếu VIC trong các phiên giảm giá >4%, Xác suất tăng giá sau đó là tương đối cao:

• 79% xác suất có lãi trong T+1 với mức lãi trung bình 2,0%

• 78% xác suất có lãi trong T+2 với mức lãi trung bình 2,0%

• 71% xác suất có lãi trong T+7 với mức lãi trung bình 3,1%

Khi mua cổ phiếu VIC trong các phiên giảm giá >5%, Xác suất tăng giá sau đó là tương đối cao:

• 73% xác suất có lãi trong T+1 với mức lãi trung bình 1,4%

• 75% xác suất có lãi trong T+2 với mức lãi trung bình 0,9%

• 63% xác suất có lãi trong T+7 với mức lãi trung bình khiêm tốn khoảng 0,2%

Khi mua cổ phiếu VIC trong các phiên giảm giá >6%, một lần nữa, xác suất tăng giá sau đó là tương đối cao:

• 65% xác suất có lãi trong T+1 với mức lãi trung bình 0,8%

• 71% xác suất có lãi trong T+2 với mức lãi trung bình 0,5%

• 65% xác suất có lãi trong T+7 với mức lãi trung bình 1,3%

Để lý giải phần nào cho kết quả thống kê này, chúng ta có thể nhận định cổ phiếu VIC là một trong những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường và có rất nhiều tổ chức lớn ưa thích nắm giữ. Do vậy, dòng tiền mua vào đối với cổ phiếu này thường tích cực trong các phiên giảm mạnh và khối lượng khớp lệnh lớn thường xảy ra cuối phiên, đặc biệt là các phiên ATC.

Kết luận:

Cổ phiếu VIC thường có xu hướng tăng giá trong ngắn hạn ngay sau khi giảm mạnh >4% trong phiên so với mức giá tham chiếu. Nhà đầu tư khi mua cổ phiếu VIC vào những phiên có thời điểm giảm >4% sẽ thường có lợi nhuận trong ngắn hạn (1-7 phiên giao dịch) với xác xuất tương đối cao.

Việc thực hiện đầu cơ (trading) với cổ phiếu VIC trong các phiên giảm mạnh bằng cách mua vào trong những nhịp giảm mạnh và bán ra khi cổ phiếu phục hồi trong ngắn hạn cho thấy lợi suất đầu tư trung bình khả quan trong thời gian dài.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch ngắn hạn như vậy luôn ẩn chứa rủi ro, nhà đầu tư cần tham chiếu điều kiện thị trường, phân tích kỹ thuật trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho chính mình.

Có nên bắt đáy cổ phiếu NLG của Đầu tư Nam Long ở thời điểm hiện tại?

Mặc dù Công ty CP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) có nền tảng kinh doanh tốt và có xu hướng ít bị ảnh hưởng ...

Hiệu quả của chiến lược Bình quân chi phí vốn (Dollar-Cost Averaging) tại thị trường Việt Nam

Dollar-Cost Averaging (DCA) là một chiến lược đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi tính kỷ luật và sự kiên nhẫn, do nhà đầu tư cần ...

Nên sử dụng chỉ số PEG thế nào trong đầu tư cổ phiếu?

PEG không phải là một chỉ báo quyết định toàn bộ quá trình định giá và lựa chọn cổ phiếu. Do đó, cần đánh giá ...

Trang Nhi/tổng hợp từ TCBS

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục