Cơ hội nào cho Sợi Thế Kỷ (STK) khi ngành dệt may gặp khó ?

(Banker.vn) CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng trước mắt STK vẫn sẽ chịu ảnh hưởng bởi khó khăn chung của ngành dệt may trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, trong dài hạn, VDSC nhận thấy tiềm năng của STK nhờ vị thế đầu nguồn với lợi thế cạnh tranh về chất lượng sợi và hưởng lợi từ xu hướng ngành dệt may trong tương lai với mục tiêu hướng tới các loại sợi có tỷ suất lợi nhuận cao đi cùng kế hoạch mở rộng công suất.
Cơ hội nào cho Sợi Thế Kỷ khi ngành dệt may gặp khó ?
Công ty CP Sợi Thế Kỷ. Ảnh minh họa

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty CP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt là 1.170 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ (YoY) và 146 tỷ đồng (+3% YoY). Như vậy, STK đã hoàn thanh lần lượt 45% và 48% kế hoạch đề ra cho doanh thu và LNST năm 2022.

Trong đó, tỷ trọng doanh thu sợi tái chế/sợi nguyên sinh trong 6 tháng đầu năm là ngang nhau trong khi năm 2021 là 56%/44%, dẫn tới biên lợi nhuận gộp ở mức 18,6% (-1% YoY). Trong Q2/2022, doanh thu với LNST giảm xuống còn 530 tỷ đồng, giảm 17,3% so với quý trước (QoQ) và 69 tỷ đồng (- 9,1% QoQ). Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp trong Q2 đạt 19,8% (+2,3% QoQ) do đóng góp từ sợi tái chế vào biên lợi nhuận gộp tăng lên và STK gộp đơn bán lô hàng mà loại sợi không phải hàng điều phối để dọn hàng tồn kho trong Q1/2022.

Lợi nhuận sau thuế 6T2022 có cải thiện, tuy nhiên STK đã ghi nhận khoản lỗ tỉ giá 17,3 tỷ đồng (+220% YoY) do việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và thanh toán nợ ngắn hạn bằng đồng USD trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tăng. Cùng với đó, doanh thu xuất khẩu trực tiếp của STK chiếm 28% tổng doanh thu trong nửa đầu năm, giảm so với mức 37% trong năm 2021 do lượng đơn hàng từ Thái Lan sụt giảm. Do đó, rất khó để giảm nhẹ việc lỗ tỷ giá trong thời gian tới.

Cơ hội nào cho Sợi Thế Kỷ (STK) khi ngành dệt may gặp khó ?
Nguồn: VDSC

Triển vọng 2H2022 &2023: Ảm đạm bởi lượng hàng tồn kho từ phía khách hàng và rủi ro cắt giảm đơn đặt hàng

Đơn đặt hàng hàng may mặc có thể chậm lại trong Quý 3/2022 do tác động tiêu cực của thị trường do lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu dệt may lớn như Mỹ và EU, kết hợp với lượng hàng tồn kho cao của khách hàng. Theo ban lãnh đạo, doanh thu và LNST trong Q3 sẽ thấp hơn dự kiến. Đồng thời, STK kỳ vọng tình hình thị trường sẽ dần cải thiện trong Q4.2022 và kết quả doanh thu và lợi nhuận sẽ tương đương với Q1.2022.

Dù vậy, VDSC không lạc quan về tỷ trọng sợi tái chế trong cơ cấu doanh thu, khi sản lượng sợi tái chế giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi sản lượng sợi nguyên sinh tăng 11% trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, VDSC vẫn tin vào mức chênh lệch giá (price gap) bán và giá nguyên vật liệu của sợi tái chế duy trì ổn định so với sợi nguyên sinh. Do đó, trong năm 2022, VDSC kỳ vọng doanh thu thuần và LNST của STK lần lượt là 2.311 tỷ đồng (+13% YoY) và 289 tỷ đồng (+4%YoY).

Sản phẩm sợi của STK chủ yếu được sử dụng trong hàng dệt may cao cấp, quần áo thể thao và giày dép do các đặc tính đặc biệt. Tuy nhiên, các khách hàng gián tiếp của STK là Adidas, Nike, Puma, Reebok, Decathlon, v.v. cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình vĩ mô hiện tại. Cùng với đó, FIFA World Cup 2022 tại Qatar được cho là sẽ không tạo nên khởi sắc nào cho các doanh nghiệp sản xuất đồ thể thao hay giày dép trong 2H22 do đây giải đấu là kỳ World Cup đầu tiên không được tổ chức trong kỳ nghỉ hè bình thường và dự kiến diễn ra trong thời gian ngắn. Nhu cầu tiêu dùng suy yếu, lạm phát cao cản trở chi tiêu của người tiêu dùng, doanh số bán hàng tăng trưởng thấp đã tạo lên một lượng lớn hàng tồn kho cho các khách hàng gián tiếp của STK.

Cơ hội nào cho Sợi Thế Kỷ (STK) khi ngành dệt may gặp khó ?
Nguồn: VDSC
Cơ hội nào cho Sợi Thế Kỷ (STK) khi ngành dệt may gặp khó ?
Nguồn: VDSC

Trong khi nhu cầu chậm lại, hàng tồn kho bán lẻ vẫn tăng. Do vậy, chu kỳ nhu cầu giảm và chu kỳ tồn kho sẽ làm lu mờ triển vọng đơn đặt hàng may mặc và giày dép trong năm 2023, hoặc ảnh hưởng có thể đến luôn từ nửa cuối 2022.

Bức tranh không chỉ toàn màu ảm đạm: Sợi tái chế sẽ là điểm sáng cho tăng trưởng trong tương lai

Ngành dệt may (T&A) hiện đang trải qua hai xu hướng chính: (1) cắt giảm thời gian tiến hành sản xuất (lead time), và (2) chuyển hướng và cam kết với ESG (tiêu chuẩn Môi trường-Xã hội-Quản trị doanh nghiệp) để giảm ô nhiễm môi trường .

Với xu hướng thứ nhất, thời gian thực hiện sản xuất giảm (trước đây là 6 tháng, nay từ sợi đến dệt là 3-4 tháng). Thời gian từ may mặc đến giày dép cũng giảm đi một nửa. Do đó, các thương hiệu có yêu cầu chất lượng cao hơn nên sẽ ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có lợi thế cạnh tranh về chất lượng. Do đó, STK sẽ được hưởng lợi trước xu hướng của khách hàng là lựa chọn nhà cung cấp với sản phẩm chất lương cao.

Với xu hướng thứ 2, Top 20 khách hàng hàng đầu của STK hiện nay là vải (chuỗi giá trị: nguyên liệu thô-> xơ-> sợi-> vải-> may mặc). Trước đây, các thương hiệu thường chỉ quan tâm đến hàng may mặc (bậc 1), nhưng giờ đây họ quan tâm đến cả vải và sợi (bậc 2 và bậc 3). Do các nhãn hàng đang phải cam kết về tính bền vững, bao gồm giảm 50% lượng khí thải carbon vào năm 2023 và không phát thải ròng vào năm 2050.

Kế hoạch hành động của họ dựa trên hai trụ cột chính: (1) đạt được hiệu quả năng lượng trong chuỗi cung ứng và hệ thống, và (2) mua nguyên liệu chính như polyester tái chế và bông hữu cơ. Top 20 khách hàng hàng đầu của STK đều thuộc chuỗi cung ứng này và khách hàng của họ là các thương hiệu sẽ thuê kiểm toán để đảm bảo tuân thủ ESG.

Ngoài ra, sợi tái chế đóng góp đáng kể vào mục tiêu này bằng cách giảm lượng khí thải carbon xuống 33-34% so với sợi nguyên sinh. Các thương hiệu sẽ được yêu cầu xuất bản một báo cáo tác động về cam kết của họ hàng năm (mặc dù không bắt buộc, nhưng là một kế hoạch marketing quan trọng để cạnh tranh). Do đó, STK sẽ được hưởng lợi không chỉ vì nhu cầu đối với sợi tái chế sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững mà còn vì sự kết nối chuỗi cung ứng với các khách hàng trực tiếp của công ty.

Cơ hội nào cho Sợi Thế Kỷ (STK) khi ngành dệt may gặp khó ?
Nguồn: VDSC

Nắm bắt nhu cầu thị trường toàn cầu, kế hoạch mở rộng công suất với nhà máy Unitex với mục tiêu tăng tỷ trọng sợi tái chế sẽ giúp STK có dư địa tăng trưởng trong những năm tới. Theo STK, đóng góp của sợi tái chế sẽ tăng hơn nữa vào năm 2023, khi nhà máy bắt đầu hoạt động vào quý 4/2023. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành vào tháng 5/2023 và đi vào hoạt động vào đầu quý 4/2023 (chậm hơn một quý so với kế hoạch). Chi phí xây dựng 515 tỷ đồng sẽ được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu trong khi chi phí máy móc 1,2 tỷ đồng sẽ được tài trợ bằng nợ USD với lãi suất vay 4%-5% / năm.

VDSC kỳ vọng doanh thu và LNST trong giai đoạn 2022-2026 sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 18,3%/ năm và 19,9% /năm. Tuy nhiên, việc gia tăng nợ vay trong thời gian đầu tư nhà máy Unitex dẫn đến nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ gây áp lực lên lợi nhuận của STK trong giai đoạn 2023-2024.

Về định giá, VDSC sử dụng Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là 14,5%, giá trị nội tại với phương pháp định giá Dòng tiền chiết khấu (DCF) là 51.000 đồng/CP. Về so sánh P/E, VDSC tìm kiếm các nhà sản xuất sợi Polyester Filament (PFY) có quy mô tương đương trên toàn cầu nhưng chủ yếu là châu Á, với mức PE dự phóng là 10,2x. Sử dụng kết hợp phương pháp DCF (40%) và so sánh P/E (60%), VDSC đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu STK với giá mục tiêu 1 năm là 41.600 đồng/cp.

Những khuyến nghị của công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Thế Hưng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục