Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thương mại điện tử Singapore

(Banker.vn) Ngày 21/7 đã diễn ra hội nghị trực tuyến “Thương mại điện tử: Tiềm năng tiếp cận vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực".
Bộ Công Thương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại điện tử Hướng tới thương mại điện tử xanh, phát triển bền vững

Hội nghị do Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Singapore phối hợp cùng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Tham dự hội nghị có Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng; ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương); đại diện Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, lãnh đạo Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Singapore, và lãnh đạo một số tập đoàn, công ty tại Singapore.

Hội nghị nằm trong chương trình xúc tiến đẩy mạnh đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp có liên quan đến thương mại điện tử, thúc đẩy liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp hai nước, liên kết thanh toán xuyên quốc gia, vận chuyển hàng hóa, logistics, hải quan...

Ngày 21/7, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã phối hợp cùng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi và Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Việt Nam đồng chủ trì tổ chức hội nghị trực tuyến “Thương mại điện tử: Tiềm năng tiếp cận vào thị tr
Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã phối hợp cùng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi và Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đồng chủ trì tổ chức hội nghị trực tuyến “Thương mại điện tử: Tiềm năng tiếp cận vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực.”

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Mai Phước Dũng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore - cho biết: Những năm qua, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Singapore luôn phát triển tích cực. Năm 2023 mang nhiều ý nghĩa đặc biệt với việc hai nước Việt Nam - Singapore kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Singapore là đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam trong ASEAN. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 9,1 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore cho biết, thương mại điện tử là một xu hướng mới, đầy tiềm năng trong tương lai. Trong đó, Chính phủ Việt Nam xác định thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, với nhiều mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.

Thông tin tại hội nghị, ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi - cho biết, hợp tác trong lĩnh vực Công Thương giữa Việt Nam và Singapore phát triển tốt đẹp, không chỉ được làm sâu sắc thêm trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, công nghiệp, năng lượng truyền thống mà còn liên tục được mở rộng ra các lĩnh vực mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, trong số đó có kinh tế số và thương mại điện tử.

"Với vị trí là cửa ngõ thương mại ra thế giới, kinh doanh với các đối tác Singapore mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường khác" - ông Trần Quang Huy nhận định.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Singapore có nhiều thuận lợi như vị trí địa lý gần gũi, được hưởng ưu đãi từ nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thông tin về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Singapore, ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam lưu ý xu hướng thương mại điện tử của Singapore trong tương lai, như thương mại điện tử cho điện thoại thông mình, phát sóng trực tiếp (livestream), thương mại trên nền tảng các mạng xã hội, thanh toán trực tuyến và thương mại giọng nói (voice commerce).

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thương mại điện tử Singapore

Bên cạnh đó, bà Bùi Thanh Hằng - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế - Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số (Bộ Công Thương) đã thông tin các quy định của Việt Nam về thương mại điện tử, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thương mại điện tử và kinh tế số tại Việt Nam, các mục tiêu chương trình phát triển thương mại điện tử đến năm 2025 của Việt Nam.

Hội nghị trực tuyến “Thương mại điện tử: Tiềm năng tiếp cận vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực" đã thu hút gần 280 đại diện doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Singapore đăng ký tham dự.

Trong đó có các doanh nghiệp là các nhà sản xuất, trang trại, công ty thương mại, phần mềm, giải pháp công nghệ, in ấn và bao bì, đóng gói, bán buôn, bán lẻ, may mặc, gia dụng, tư vấn pháp lý, chuyển đổi số, đầu tư, nghiên cứu khoa học, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và các cơ quan báo chí.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp Singapore đã bày tỏ sự quan tâm tới các chính sách, nhất là thu hút đầu tư hạ tầng phục vụ thương mại điện tử, chuyển đổi số tại Việt Nam. Ông Vincent Tan Hak Siang - Chủ tịch công ty Advanced Produce Centre Development (APC) đã thông tin tới các doanh nghiệp Việt Nam nền tảng đấu giá bán buôn các sản phẩm nông sản, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vào thị trường Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc. "Công ty APC đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và đầu tư mở công ty tại Việt Nam trong thời gian tới" - Ông Vincent Tan Hak Siang cho hay.

Thông tin tại hội nghị, bà Lista Nguyen - Giám đốc Điều hành Công ty Nikko Singapore cũng đã đưa ra một số thông tin giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận diện các trở ngại của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường thế giới.

Bà Lista Nguyen cho rằng, việc chưa có nhiều thông tin về thị trường và kết nối quốc tế để tối ưu hóa quy trình bán hàng xuyên quốc gia, giá thành vận chuyển quốc tế cao, thời gian giao hàng… là những hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường.

Cũng tại hội nghị, đại diện một số doanh nghiệp thương mại điện tử đã chia sẻ những thông tin về danh mục các sản phẩm bán chạy nhất trên nền tảng Shopee quốc tế tại một số quốc gia như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia...; đồng thời chia sẻ các bước để doanh nghiệp có thể bắt đầu xuất khẩu hàng hóa thông qua nền tảng này.

Singapore là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Về thương mại, Singapore là đối tác lớn thứ 5 của Việt Nam trong ASEAN. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 9,1 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt 4,3 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2021; nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore đạt 4,8 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2021.

Về đầu tư, Singapore hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam và là nhà đầu tư lớn nhất trong số các nước ASEAN với tổng vốn đầu tư (luỹ kế đến hết năm 2022) đạt 70,8 tỷ USD với 3.097 dự án. Riêng năm 2022, trong 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn lên đến 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng FDI vào Việt Nam trong năm.

Hà Hương

Theo: Báo Công Thương