Cổ đông lớn của Eximbank là doanh nghiệp nào?

(Banker.vn) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (HoSE: EIB) sẽ có cổ đông lớn là Tập đoàn Gelex với 10% cổ phần.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank Eximbank: Chất lượng tài sản đi xuống, chi phí dự phòng đi lên, mục tiêu lợi nhuận xa vời Lãi suất ngân hàng tăng mạnh, gửi tiền vào ngân hàng nào nhận lãi cao nhất hiện nay?

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho phép Công ty CP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) mua cổ phần Eximbank thông qua giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trên sàn HoSE trong năm 2024.

Hiện Gelex đang sở hữu 4,9% cổ phần của Eximbank. Nếu giao dịch thành công, Gelex sẽ nâng tỷ lệ sở hữu dự kiến đến mức 10% vốn điều lệ ngân hàng, trở thành cổ đông lớn của Eximbank. Đồng thời, đây cũng là tỷ lệ tối đa mà một cổ đông tổ chức được sở hữu tại một tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Cổ đông lớn của Eximbank là doanh nghiệp nào?
Kết thúc quý II/2024, Eximbank báo lãi trước thuế 1.475 tỷ đồng

Tập đoàn Gelex thành lập năm 1990, hoạt động trong 2 lĩnh vực cốt lõi là sản xuất thiết bị điện và hạ tầng, khu công nghiệp với hệ sinh thái gồm một loạt doanh nghiệp như Cadivi, Thibidi, Viglacera. Hiện, tập đoàn này có hơn 50 công ty thành viên và công ty liên kết với tổng tài sản cuối quý II năm nay đạt trên 52.400 tỷ đồng.

Với Eximbank, hàng chục năm trước, đây là ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại tư nhân lớn trên thị trường. Tuy nhiên, sau đó hoạt động kinh doanh của nhà băng này đã bị chững lại do bất đồng trong nhóm cổ đông, có nhiều năm phải hoãn đại hội cổ đông nhiều lần.

Đến nay, ngân hàng đã dần ổn định và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Năm 2023, Eximbank có 2,146 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau khi trích lập các quỹ, ngân hàng còn 1,949 tỷ đồng lợi nhuận để lại lũy kế đến 31/12/2023. Sau khi trích quỹ khen thưởng và phúc lợi, ngân hàng còn 1,740 tỷ đồng dùng để chia cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 10%. Trong đó, chia bằng cổ phiếu tỷ lệ 7% (1,219 tỷ đồng) và 3% bằng tiền mặt (hơn 522 tỷ đồng). Sau khi chia cổ tức, ngân hàng còn gần 59 tỷ đồng lợi nhuận để lại.

Đầu tháng/2024, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho Eximbank thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Nhà băng này dự kiến phát hành thêm 122 triệu cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn điều lệ thêm gần 1.219 tỷ đồng. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ đạt 18.688 tỷ đồng.

Kết thúc quý II/2024, nhà băng này báo lãi trước thuế 1.475 tỷ đồng, và mới hoàn thành 28% kế hoạch cả năm. Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Eximbank đạt gần 212.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm ngoái. Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất gồm cho vay khách hàng tăng 8%, đạt trên 151.300 tỷ đồng và tiền gửi khách hàng tăng 4%, đạt hơn 163.000 tỷ đồng.

Thuỳ Linh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục