Cổ đông Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS) sắp nhận hơn 334 tỷ đồng cổ tức

(Banker.vn) HĐQT Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) mới phê duyệt kế hoạch trả cổ tức năm 2022.

Theo kế hoạch, PVS dự kiến trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền, tỷ lệ 7% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 700 đồng). Với gần 478 triệu cổ phiếu đang lưu hành, PVS dự kiến chi khoảng hơn 334,5 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn vốn trả cổ tức lấy từ lợi nhuận sau thuế năm 2022 được phân phối.

Cổ đông Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS) sắp nhận hơn 334 tỷ đồng cổ tức

PVS vừa qua đã công bố Báo cáo Tài chính hợp nhất quý 2/2023 ghi nhận kết quả sản xuất - kinh doanh ấn tượng, tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Theo đó, quý 2/2023, PVS đạt doanh thu đạt 4.700 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 292 tỷ đồng, gấp 4,7 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 237 tỷ đồng, gấp 23 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Pvs đạt doanh thu 8.400 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 559 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 464 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ.

Công ty chứng khoán KBSV dự phóng, năm 2023, PVS sẽ đạt 18.141 tỷ đồng doanh thu, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng mảng M&C (cơ khí và thầu xây lắp) mang về khoảng 10.570 tỷ đồng cho PVS, ghi nhận từ doanh thu các dự án: Galaff Batch 3, Shwe Phase 3, Hải Long 2&3 và Greater Chanhua 2a&4. Theo đó, lợi nhuận sau thuế PVS có thể đạt 1.016 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, PVS có nhịp hồi phục với 6,81% trong tuần vừa qua. Mở phiên 16/10, PVS đang tạm tăng 3,01% lên mốc 41.100 đồng/cp.

PVS tham gia dự án điện gió ngoài khơi quy mô tới 600 MW

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) vừa ký kết hợp đồng với Liên danh Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) và Semco Maritime về việc cung cấp ưu tiên cho hạng mục trạm biến áp ngoài khơi của dự án điện gió Fengmiao. Đây là dự án do CIP phát triển tại Đài Loan (Trung Quốc).

Hồi đầu năm, CIP thông báo họ đã được phân bổ 500 MW công suất trong lượt đầu tiên của cuộc đấu thầu dự án điện gió ngoài khơi Fengmiao (vòng 3) của Đài Loan. Nằm cách thành phố Đài Trung 35 km, công trình điện gió ngoài khơi này là dự án thứ ba của CIP tại Đài Loan, dự kiến bắt đầu xây dựng vào năm 2025 và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2027.

Trước đó tháng 11/2022, CIP đã ký biên bản ghi nhớ với PTSC M&C và Semco Maritime về thúc đẩy hợp tác trong việc thiết kế, mua sắm và thi công trạm biến áp cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cũng như phát triển thị trường ra châu Á và quốc tế. Biên bản này là nền tảng để tập đoàn của Đan Mạch đưa PTSC M&C vào danh sách nhà cung cấp tiềm năng cho dự án tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và các thị trường khác.

PTSC M&C được thành lập vào ngày 15/5/2001, do Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) sở hữu 100% vốn điều lệ. Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế, mua sắm, xây dựng, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối và chạy thử (EPC/EPCIC) cho cả dự án dầu khí và lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đến nay, PTSC M&C đã bàn giao thành công trên 80 dự án dầu khí như giàn xử lý công nghệ trung tâm, giàn đầu giếng, khu nhà ở, mô-đun dưới biển... cho các dự án trong nước và quốc tế.

Cũng tại Đài Loan, PVS - công ty mẹ của PTSC M&C đã ký kết hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho dự án CHW2204 vào tháng 5/2023. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, PVS sẽ sản xuất 33 kết cấu móng chân đế hút chân không cho tuabin. Các cấu kiện này là giải pháp thân thiện với môi trường sử dụng thiết kế tiên tiến riêng của Orsted. Kết cấu móng trụ tuabin sẽ được lắp đặt tại trang trại điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b & 4 vào cuối năm 2025. Dự án ước tính sử dụng 70.000 tấn thép và mang lại hàng nghìn việc làm tại PVS và các nhà thầu trong chuỗi cung ứng.

Nhiều tổ chức tài chính đánh giá, mảng điện gió ngoài khơi đang mở ra động lực tăng trưởng mới với tiềm năng lớn trong trung và dài hạn đối với PVS. Hiện nay, PVS đã có công việc tới năm 2026 với các dự án Hải Long 2&3 và Greater Changhua (Đài Loan, Trung Quốc) và Baltica 2 (Ba Lan). Dù mới thâm nhập lĩnh vực này, PVS đang có vị thế khá vững chắc trong khu vực nhờ loạt lợi thế.

Thứ nhất, số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành rất hạn chế; trong khi, uy tín và năng lực của công ty đã được khẳng định qua nhiều dự án trên thế giới.

Thứ hai, các nhà thầu M&C năng lượng hàng đầu tại Đông Á hiện không quá hào hứng vào việc tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo do đã sẵn khối lượng công việc lớn trong khi quy mô lợi nhuận mảng điện gió chưa đủ hấp dẫn.

Cuối cùng, PVS có lợi thế vượt trội về bãi cảng rất phù hợp cho mảng M&C điện gió trong khi các đối thủ cạnh tranh chính tại các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia không có bãi cảng, còn Thái Lan có bãi cảng nhưng quy mô nhỏ hơn đáng kể so với Việt Nam.

Với hệ thống cảng kết hợp nhà xưởng có diện tích lên đến hơn 200 ha, cùng cầu cảng dài 1.000m lớn nhất trong khu vực, các cảng khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là nơi PVS thực hiện gia công chế tạo chi tiết cho các dự án điện gió ngoài khơi. Tổng công ty cũng vừa đầu tư 6 nhà xưởng mới dùng trong thi công chân đế điện gió với công nghệ hiện đại hơn so với các đối thủ trong khu vực.

Triển vọng tươi sáng, PVS bứt phá về vùng đỉnh lịch sử

Công ty chứng khoán dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVS trong năm 2023 sẽ đạt lần lượt 18.141 tỷ (+11% ...

PTSC (PVS) - Một thời kỳ phát triển mới đầy hứa hẹn

Bên cạnh lĩnh vực dịch vụ truyền thống, lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi/điện gió ngoài khơi) đã và đang mở ra một ...

Công ty chứng khoán nói gì về triển vọng trung hạn nhóm dầu khí?

Tại báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcap (VCI) đánh giá triển vọng đối với nhóm cổ phiếu dầu khí trong bối cảnh OPEC+ tiếp ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán