Cổ đông Công nghệ CMC (CMG) lần đầu nhận "cơn mưa" cổ tức và cổ phiếu thưởng

(Banker.vn) Tập đoàn công nghệ CMC (HoSE:CMG) vừa thông báo về việc trả cổ tức năm 2022 bằng tiền và bằng cổ phiếu, đồng thời cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu thưởng.

Theo đó, CMG dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 6%, bên cạnh phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20,2%. Đối với phương án trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, CMG sẽ thực hiện theo tỷ lệ 6% (tương đương 1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Với gần 151 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính CMG sẽ chi ra hơn 90 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này, thời gian thanh toán dự kiến trong tháng 12/2023.

Đây là năm đầu tiên Tập đoàn CMC đồng thời thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu.
Đây là năm đầu tiên Tập đoàn CMC đồng thời thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu.

Đối với phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 theo tỷ lệ 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 6 cổ phiếu mới. Theo đó, CMG dự kiến phát hành tối đa hơn 9 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 90 tỷ đồng, nguồn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC Công ty mẹ được kiểm toán năm 2022.

CMG cũng cho biết, phương án sử dụng vốn nhằm tăng vốn điều lệ để tái đầu tư, tăng vốn cho các đơn vị thành viên, tài trợ dự án CMCUni (dự án giáo dục), CMCTelecom (dự án DataCenter), CMCGlobal (mở rộng thị trường) và các dự án hạ tầng kỹ thuật.

Đối với phương án phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông tỷ lệ 20,2%, tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận được 202 cổ phiếu thưởng. Theo đó, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa hơn 30,4 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 304 tỷ đồng, nguồn từ thặng dư vốn cổ phần căn cứ trên BCTC kiểm toán năm 2022. Vốn tăng nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng giá trị theo mệnh giá sau hai đợt phát hành là 400 tỷ đồng, theo đó, CMG nâng vốn điều lệ từ hơn 1.500 tỷ đồng lên hơn 1.900 tỷ đồng.

Trong cơ cấu cổ đông của CMG hiện nay, Samsung SDS Asia Pacific Pte. Ltd là cổ đông lớn nhất với hơn 45 triệu cổ phiếu đang sở hữu, tương ứng 29,88% vốn. Ước tính Công ty này sẽ thu về hơn 27 tỷ đồng từ cổ tức bằng tiền và gần 12 triệu cổ phiếu phổ thông.

Đây là năm đầu tiên Tập đoàn CMC đồng thời thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu. Kết quả này đóng góp bởi sự tăng trưởng kinh doanh. Theo BCTC năm 2022 (từ 1/4/2022-31/3/2023), doanh thu thuần của Tập đoàn CMC đã tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận gần 7.664 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng tăng 12% lên mức 355 tỷ đồng – mức lợi nhuận năm cao nhất của doanh nghiệp từ trước tới nay. Tính đến 31/3/2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp ghi nhận hơn 208 tỷ đồng, ngoài ra công ty còn ghi nhận 331 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 329 tỷ đồng vốn khác của chủ sở hữu.

Theo BCTC hợp nhất quý I/2023 (kỳ kế toán 1/4-30/6/2023) với doanh thu thuần đạt 1.771,5 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của tập đoàn 109,6 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, doanh nghiệp thu về 96,7 tỷ đồng lãi ròng, tăng 5,2%.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, các cổ đông CMG đặt mục tiêu cơ bản với doanh thu thuần 225,316 tỷ đồng và lãi ròng 269,5 tỷ đồng. Với kế hoạch cơ sở, CMG đề ra chỉ tiêu lãi ròng gần 249 tỷ đồng.

Như vậy, CMG đã hoàn thành gần 36% mục tiêu lợi nhuận kế hoạch cơ bản và gần 39% kế hoạch cơ sở.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của CMG đạt 6.973,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 6,3% so với đầu năm, chủ yếu do sự tăng lên của khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang 781 tỷ đồng (tăng gấp 4,6 lần). Chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp là tài sản cố định hữu hình 1.883,6 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 1.578,8 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối kế toán, CMG ghi nhận 3.802,8 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 10,6% so với số đầu kỳ. Vốn chủ sở hữu 3.171 tỷ đồng (tăng gần 1,6%).

Trên thị trường, giá cổ phiếu CMG đang giao dịch quanh vùng đỉnh lịch sử. Chốt phiên 26/9, cổ phiếu CMG đạt mốc 48.100 đồng/cp, tính từ đầu năm, thị giá mã này đã tăng khoảng 20%.

Diễn biến giá cổ phiếu PIT
Diễn biến giá cổ phiếu CMG

Khối kinh doanh quốc tế là động lực tăng trưởng của CMG

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, khối kinh doanh quốc tế sẽ là trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng của Tập đoàn Công nghệ CMC với động lực từ mở rộng quy mô và nhu cầu cao của các thị trường chính.

Với việc liên tục mở rộng thị trường đã không chỉ giúp cho khối này giảm thiểu được các tác động tiêu cực từ xu hướng thắt chặt đầu tư CNTT quốc tế mà thậm chí còn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng lần lượt 62%, 24% so với cùng kỳ trong năm tài chính 2022 và đóng góp ngày càng quan trọng trong cơ cấu lợi nhuận.

Bên cạnh thị trường chính là Hàn Quốc, việc công ty mở rộng quy mô tại thị trường Nhật cùng với xu hướng các doanh nghiệp tại quốc gia này bắt đầu tăng tốc đầu tư chuyển đổi số hậu đại dịch sẽ mang đến triển vọng tích cực trong năm 2023. Trong năm nay, lợi nhuận trước thuế khối này có thể tăng trưởng 42% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, khối giải pháp công nghệ (GPCN) được dự báo còn nhiều dư địa tăng trưởng với định hướng tăng doanh thu liên quan tới chuyển đổi số.

Theo VDSC, khối GPCN (cung cấp dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp trong nước) chưa ghi nhận nhiều doanh thu số khi biên lợi nhuận trước vẫn đang ở mức rất thấp (2%) trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, đây cũng là tiềm năng để khối này phát triển vẫn còn dồi dào, nhất là khi CMC định hướng tăng cường cung cấp các giải pháp và dịch vụ tư vấn chuyển đổi số.

Trong năm 2022, khối này ghi nhận tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 13%, 16% so với cùng kỳ, có phần vượt trội hơn so với đối thủ FPT IS khi nền tăng trưởng dịch vụ chuyển đổi số của CMG vẫn còn thấp.

Cho năm tài chính 2023, VDSC dự phóng lợi nhuận trước thuế khối này tăng trưởng 11% so với cùng kỳ. Đồng thời, nhu cầu được đảm bảo nhờ cung cấp các dịch vị viễn thông chuyển đổi số và hiệu suất cao hơn của DC Tân Thuận giúp khối hạ tầng số ghi nhận tăng trưởng cao.

VDSC dự báo tăng trưởng kép (CAGR) của lợi nhuận trước thuế của tập đoàn trong giai đoạn 2023 – 2026 đạt 27%, khi các trụ cột kinh doanh đều hướng tới việc đáp ứng nhu cầu chuyển đổi không chỉ ở trong nước và còn trên thị trường quốc tế, vốn có tiềm năng tăng trưởng bền bỉ trong nhiều năm tới.

CMC Corp (CMG) muốn chuyển nhượng cổ phần tại CMC Telecom cho công ty con

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu CMG đi ngang từ đầu năm 2023. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/03, giá cổ phiếu ...

Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG): Công ty liên quan Chủ tịch ngồi vào ghế cổ đông lớn

CMG đón thêm cổ đông lớn trong bối cảnh cổ phiếu công ty bước vào nhịp tăng khá tốt, tính từ đầu tháng 6 đến ...

Công nghệ bán dẫn - Cổ phiếu hiếm trên sàn chứng khoán hiện nay

Trên thị trường chứng khoán, số doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến ngành công nghệ bán dẫn chỉ "đếm trên đầu ngón tay", tuy ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán