Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 18/3/2023, chỉ số VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ với 38 mã tăng, 461 mã giảm, qua đó giảm về vùng 1.227 điểm. Thanh khoản thị trường có phần tăng nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua, tương đương 27 nghìn tỷ đồng.
Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng đầu tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì trạng thái giảm điểm do áp lực bán bất ngờ gia tăng quá lớn. Trong phiên sáng nay, cổ phiếu BĐS bất ngờ hút tiền khi ghi nhận mức thanh khoản kỷ lục và là nhóm tích cực nhất thị trường. Cụ thể, các cổ phiếu DIG, HQC, DXG, TCH,... đồng loạt tăng điểm với thanh khoản giao động từ 25 triệu - 55 triệu đơn vị.
Diễn biến cổ phiếu DIG trong phiên giao dịch sáng nay. |
Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, dù giữ được sắc xanh nhưng nhóm BĐS lại xuất hiện những cây nến râu trên dài. Theo quan điểm của Thạc sĩ Phạm Quang Thịnh, chuyên viên phân tích CTCK SSI, diễn biến của nhóm cổ phiếu BĐS chưa quá đáng lo ngại.
Dưới góc độ dòng tiền, Ths. Phạm Quang Thịnh đánh giá nhịp tăng lần này của nhóm cổ phiếu Bất động sản không phải là Bull Trap mà là đang đón nhận được dòng tiền "xoay trục" từ việc chốt lãi các nhóm ngành đã tăng mạnh phía trước như Ngân hàng, Chứng khoán và các nhóm Hóa chất, Vận tải biển, Bán lẻ, Hóa chất, Xuất khẩu.
Trong khi nhiều cổ phiếu thuộc nhóm Tài chính giảm sàn khối lượng lớn thì ngược chiều, nhiều cổ phiếu Bất động sản tăng mạnh với khối lượng cao vượt trội cũng cho thấy dòng tiền đã bắt đầu dịch chuyển sang nhóm này, điển hình như cổ phiếu DIG có 2 phiên tăng khối lượng lớn trong một năm trở lại đây.
Dưới góc độ kỹ thuật, chỉ số chung của nhóm Bất động sản là VNReal vẫn đang ở vùng đáy dài hạn và trong xu hướng tăng từ tháng 11/2023 tới nay, do đó nhóm này vẫn còn nhiều dư địa để tăng trong ngắn hạn. Vùng kháng cự mà chỉ số này cần vượt được để bứt tỗ trong ngắn hạn là quanh 1.000-1.007 tương đương tăng 4%.
Dưới góc độ nội tại ngành, chhỉ trong tháng 3, Chính Phủ đã tổ chức ba cuộc họp để tiếp tục tháo gỡ triệt để các vấn đề còn vướng mắc. Điều này thể hiện sự quyết tâm rất cao của Chính phủ muốn kéo thị trường bất động sản sôi động trở lại. Đáy thị trường Bất động sản được xác định vào quý II - III/2023, song sẽ cần thời gian thẩm thấu các chính sách mới dần vào. Do đó, về nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản sẽ có nhiều tín hiệu tốt hơn và các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm giá vừa phải sẽ có giao dịch sôi động hơn.
Thị trường BĐS dần hồi phục
Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thị trường BĐS hiện đang cho những tín hiệu hồi phục. Từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 22.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 218.700 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 154.300 lao động, tăng 12,4% về số doanh nghiệp, tăng 32,8% về vốn đăng ký và tăng 29% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Về tình hình kinh doanh BĐS, cả nước có 552 doanh nghiệp BĐS thành lập mới, bằng 100,4% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh nghiệp BĐS quay trở lại thị trường hoạt động là 843 doanh nghiệp, bằng 138,7% so với cùng kỳ 2023.
Đáng chú ý, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, với sự chỉ đạo quyết liệt, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt ngay sau Tết Nguyên đán, nhất là các dự án chuyển tiếp từ năm 2023.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đến đầu tháng 3/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất; hoạt động kinh doanh BĐS đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 38%; các ngành còn lại đạt 139,3 triệu USD, chiếm 3,9%.
Riêng về tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 25 triệu USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS đạt 5,4 triệu USD, chiếm 21,5%; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD, chiếm 20%.
Ở góc độ chính sách, các bộ, ngành liên quan đang tích cực xây dựng, ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để sớm thực thi các bộ Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai sửa đổi, trực tiếp liên quan tới thị trường BĐS, nhằm sớm tháo gỡ các khó khăn thị trường đang vướng mắc. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc chỉ đạo, giải quyết được 419/712 dự án vướng mắc tại Hà Nội, 67/180 dự án vướng mắc tại TP Hồ Chí Minh, chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng, định giá đất, thủ tục giao đất…
Đáng chú ý, đối với Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, đến nay, cả nước đã có 495 dự án, với quy mô gần 403.000 căn, nếu kịp hoàn thành đúng tiến độ, sẽ cơ bản đạt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn hộ như đề ra, góp phần trực tiếp tái cơ cấu thị trường BĐS theo hướng cân đối, phù hợp hơn.
Novaland (NVL) "từ chối" lời mời tham gia phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát của TAND TP.HCM Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát có kế hoạch kéo dài 2 tháng, Novaland (NVL) được mời tham gia với tư cách ... |
Hàng tỷ cổ phiếu dự kiến đổ bộ thị trường, có nên "ôm" để chờ cổ tức? Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 15 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đang có kế hoạch phát hành thêm tổng cộng gần 8,5 ... |
VN-Index "đánh rơi" 35 điểm trong phiên đầu tuần với thanh khoản kỷ lục Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán bất ngờ diễn biến tiêu cực, trong đó VN-Index đánh rơi tới 35 điểm. |
Thiên Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|