Chuyên gia lý giải về xu hướng rút ròng của quỹ Fubon ETF

(Banker.vn) Sau giai đoạn liên tục hút tiền mạnh từ giữa tháng 3, Fubon ETF đã bất ngờ chững lại rõ rệt, thậm chí còn bị rút ròng nhẹ từ đầu tháng 4.

Thống kê cho thấy, giá trị vào ròng từ ngày 15/3/2023 đến nay của Fubon FTSE Vietnam đạt 64 triệu USD (khoảng 1.500 tỷ), tương đương gần 40% giá trị huy động dự kiến.

Trong đợt huy động bổ sung lần 5, Fubon ETF dự kiến phát hành thêm 333,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương số tiền giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam ước tính 5 tỷ TWD (khoảng 165 triệu USD). Như vậy, ETF này sẽ còn phát hành thêm khoảng 156,8 triệu chững chỉ quỹ, tương ứng gần 101 triệu USD (khoảng 2.500 tỷ đồng) có thể giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới.

Chuyên gia lý giải về xu hướng rút ròng của quỹ Fubon ETF

Nhận định về xu hướng rút ròng của Fubon ETF, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối phân tích khách hàng cá nhân, Công ty CP Chứng khoán Yuanta cho rằng, các ETF không giống với các quỹ đóng hay quỹ truyền thống, họ tracking theo chỉ số, nguyên tắc đầu tư của các ETF để làm sao giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ đó đi theo chỉ số mà họ đưa ra.

Như vậy, khi các quỹ ETF được huy động ròng là lúc thị trường đi lên, giá giao dịch chứng chỉ quỹ ETF cao hơn giá trị tài sản ròng NAV (premium) trên 2% thì quỹ có trạng thái hút tiền, hay nói cách khác là được huy động tiền. Trong ngày quỹ Fubond ETF được phép huy động thêm 4.000 tỷ, khi đó tỷ lệ Premium là 4-5%, thông thường tỷ lệ cao như vậy quỹ ETF sẽ dễ hút tiền.

Ngược lại, thời gian gần đây, tỷ lệ này có khuynh hướng giảm lại, hoặc khi premium bị âm thì quỹ dừng huy động ròng và có thể bị rút ra nếu tỷ lệ này giảm mạnh dưới mức 0%.

Chưa kể, Fubon ETF niêm yết nên phụ thuộc cả vào thị trường chứng khoán Đài Loan. Thời gian vừa rồi chỉ số chứng khoán Đài Loan chững lại giá của chứng chỉ quỹ khựng lại nên tỷ lệ premium cân bằng thì họ dừng huy động lại hoặc bị rút ra. Định giá thị trường giảm hấp dẫn cũng là một trong những lý do khiến các ETF như Fubon ETF giảm cường độ bỏ tiền vào chứng khoán Việt Nam.

Theo ước tính của VDSC, lợi nhuận sau thuế quý đầu năm có thể tăng trưởng âm 17% so với cùng kỳ, dựa trên kịch bản dự báo cơ sở về tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp mang tính đại diện cho các nhóm ngành mà đội ngũ phân tích lựa chọn. Tăng trưởng quý 1 chủ yếu bị kéo giảm bởi một số cổ phiếu trong ngành bất động sản và hàng tiêu dùng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu LNST cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận của ngành ngân hàng được kỳ vọng đi ngang.

Trong khi đó, kịch bản cơ sở cho tăng trưởng lợi nhuận Q1 của VDSC đang hàm ý định giá P/E của VN-Index tăng lên khoảng 15 lần. Do đó, nhóm này lo ngại về rủi ro thị trường giảm định giá sau khi mùa báo cáo Quý 1 diễn ra.

Fubon FTSE Vietnam là tổ chức thuộc tập đoàn tài chính Fubon Financial Holdings, bắt đầu rót vốn vào thị trường Việt Nam từ tháng 3/2021 và ngay lập tức hút vốn rất mạnh. Fubon ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại).

Tại ngày 13/4, giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ lên đến 24,74 tỷ TWD (khoảng816 triệu USD), tương đương hơn 19.000 tỷ đồng. Con số này đưa Fubon ETF vươn lên dẫn đầu về quy mô tài sản trong số các quỹ hoán đổi đang hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Danh mục cổ phiếu chiếm đến 99,6% NAV của quỹ trong đó top 10 khoản đầu tư lớn nhất gồm VHM, VIC, HPG, VNM, MSN, VCB, VRE, SSI, VJC, SAB.

Chuyên gia lý giải về xu hướng rút ròng của quỹ Fubon ETF

Fubon ETF chững lại trong khi nhiều ETF khác bị rút vốn và các quỹ chủ động hết dư địa giải ngân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chịu áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại thời gian gần đây. Nhà đầu tư nước ngoài đang có chuỗi 6 phiên bán ròng liên tiếp qua đó nâng tổng giá trị bán ròng qua kênh khớp lệnh trên HoSE kể từ đầu tháng 4 lên đến hơn 2.300 tỷ đồng.

Trong báo cáo mới đây, SGI Capital cho rằng, trong bốn tháng 10/2022-1/2023, dòng tiền ngoại đã ồ ạt đổ vào Việt Nam mua ròng tận dụng nhịp giảm mạnh của VN-Index, và sau đó là dòng tiền tiếp diễn mua ròng theo theme thị trường mới nổi hưởng lợi nhờ USD index giảm và Trung Quốc mở cửa phục hồi.

"Trong kịch bản kinh tế Mỹ và toàn cầu bước vào suy thoái trong nửa cuối 2023, kỳ vọng phục hồi kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực và tác động trực tiếp nhất lên thị trường chứng khoán là dòng tiền phân bổ vào kênh cổ phiếu trên toàn cầu sẽ suy giảm, qua đó dòng vốn FII có thể sẽ rút ròng khỏi Việt Nam qua các ETF, Quỹ mở, và Pnotes,…", SGI Capital nhấn mạnh.chư

Hưởng lợi từ xuất khẩu, nhiều cổ phiếu lúa gạo âm thầm tăng tốc

Sau 3 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam ghi nhận sản lượng gần 1,9 triệu tấn, trị giá hơn 981 triệu USD, tương ...

Chuyên gia Yuanta: Thị trường chứng khoán sẽ có một cú điều chỉnh trong tháng 5

Ngân hàng Nhà nước đang quan sát động thái của Fed, nếu Fed chững lại thì lãi suất cơ bản của SBV có thể giảm ...

Hai quỹ Diamond ETF mua bán ra sao trong kỳ cơ cấu tháng 4?

Chứng khoán BIDV (BSC) ước tính hai quỹ ETF sẽ mua vào gần 13 triệu cổ phiếu GMD (tỷ trọng mới đạt 8,88%), hơn 16 ...

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục