Chuyên gia giải thích điều gì đằng sau động thái thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga?

(Banker.vn) Việc xem xét lại các nguyên tắc của răn đe hạt nhân là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa Moscow và phương Tây trong bối cảnh cuộc chiến ủy nhiệm.
Nga: Học thuyết hạt nhân sẽ áp dụng với cả "vùng lãnh thổ mới" Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/9/2024: Ông Zelensky tuyệt vọng cầu cứu phương Tây; Nga cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân

Ông Dmitry Suslov, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp của Nga cho rằng, những thay đổi trong chính sách hạt nhân của Nga do Tổng thống Putin công bố nhằm mục đích hạ thấp ngưỡng hạt nhân và thay đổi cán cân rủi ro cho phương Tây.

Hiện tại, phương Tây đang leo thang và thậm chí tiến hành cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại Nga, đồng thời thảo luận về việc biến thành cuộc chiến tranh nóng”, ông Suslov nói.

Theo nhà phân tích, lý do cơ bản khiến phương Tây làm điều này là vì họ “tin Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân và thiệt hại đối với phương Tây từ thất bại ở Ukraine lớn hơn nhiều so với thiệt hại do leo thang xung đột”.

Chuyên gia giải thích điều gì đằng sau động thái thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga?
Trước các mối đe dọa mới nổi lên từ phương Tây, mới đây tại cuộc họp Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Putin đã công bố một loạt cập nhật trong chiến lược quốc gia về sử dụng vũ khí hạt nhân. Ảnh: Sputnik

Nga đang thay đổi sự cân bằng và cố gắng thuyết phục phương Tây thiệt hại cho chính họ sẽ chỉ đơn giản là sự tự sát và tốt hơn là không nên leo thang thêm nữa, bởi vì Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân với nhiều lựa chọn hơn và thậm chí để chống lại Ukraine”, ông Suslov nhấn mạnh.

Ngoài ra, chuyên gia cho hay, thời điểm đưa ra tuyên bố này có liên quan đến cuộc thảo luận của chính quyền ông Biden về khả năng phương Tây sẽ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.

Quyết định vẫn chưa được đưa ra. Vì vậy, lý do Tổng thống Putin đề cập đến những thay đổi này trước khi công bố học thuyết hạt nhân là nhằm thay đổi quá trình ra quyết định và thuyết phục chính quyền ông Biden không thực hiện bước đi đó”, ông Suslov lưu ý.

Trong khi đó, ông Mikael Valtersson, cựu sĩ quan của Lực lượng vũ trang Thụy Điển, cựu chính trị gia quốc phòng kiêm tham mưu trưởng của đảng Dân chủ Thụy Điển cũng đồng tình và nói tuyên bố của ông Putin về những thay đổi đối với học thuyết hạt nhân của Nga phản ánh “mối quan hệ rất căng thẳng giữa phương Tây và Nga”.

Các nước phương Tây, từ quan điểm thực tế, là một phần của cuộc chiến - họ đang tiến hành ở Ukraine một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga”,ông Valtersson nhận định.

Chính quyền Nga phải làm điều gì đó để chứng tỏ sự nghiêm túc, nếu không phương Tây sẽ chỉ tăng cường những gì họ cho phép Ukraine làm.

Tôi tin phương Tây giờ đây sẽ bớt kiên quyết hơn nhiều trong việc cho phép tấn công tên lửa tầm xa chống lại Nga”, ông Valtersson nhấn mạnh.

Khi đề cập đến tuyên bố của ông Putin rằng Nga có quyền tiến hành cuộc tấn công hạt nhân - nếu bị tấn công bởi một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ, ngay cả khi sử dụng vũ khí thông thường, chuyên gia này cho hay rõ ràng điều này có liên quan đến thực tế là Ukraine không thể tấn công các mục tiêu của Nga, nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây.

Điều đó sẽ tạo ra sự do dự giữa các quốc gia phương Tây, bởi Moscow có thể coi họ là một mục tiêu tiềm năng”, ông Valtersson lưu ý.

Trước đó, Tổng thống Putin đã công bố loạt đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này. Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ những thay đổi này nhằm đáp ứng tình hình quân sự và chính trị đang thay đổi nhanh chóng. Trong đó, một điểm cập nhật chính của học thuyết hạt nhân là việc mở rộng danh sách “những mối đe dọa quân sự” nằm trong phạm vi áp dụng chính sách răn đe hạt nhân của Nga.

Các sửa đổi được đề xuất cũng nêu rõ các điều kiện mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, như khi nhận được thông tin đáng tin cậy về một đợt triển khai quy mô lớn các vũ khí tấn công từ trên không hướng về lãnh thổ Nga.

Chuyên gia giải thích điều gì đằng sau động thái thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga?
Tổng thống Putin tại phiên họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga. Ảnh: Kremlin

Các đề xuất hiện ở dạng dự thảo và cần được Tổng thống Putin thông qua trước khi có hiệu lực. Tổng thống Nga không nói khi nào sẽ phê duyệt những đề xuất này.

Học thuyết hạt nhân hiện hành của Nga được thông qua năm 2020, trong đó quy định 4 trường hợp Moscow được phép sử dụng vũ khí nguyên tử.

Thứ nhất là nếu Nga nhận được "thông tin đáng tin cậy" rằng tên lửa đạn đạo đã được phóng về hướng nước này hoặc đồng minh. Thứ hai là khi vũ khí hạt nhân hoặc các loại khí tài hủy diệt hàng loạt khác được sử dụng để chống lại Nga hoặc đồng minh.

Tiếp theo là trường hợp kẻ thù của Nga có hành động nhằm vào "cơ sở quân sự, nhà nước quan trọng", có thể làm gián đoạn năng lực phản ứng của lực lượng hạt nhân. Cuối cùng là kịch bản Moscow bị tấn công bằng vũ khí truyền thống có khả năng đe dọa đến tồn vong quốc gia.

Tổng thống Putin đầu năm nay cho rằng, Nga cần cập nhật học thuyết hạt nhân để ứng phó các mối đe dọa mới từ NATO.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hồi tháng 6 mô tả học thuyết hạt nhân của Moscow là "quá chung chung", nhấn mạnh Nga cần "nói rõ, cụ thể và chắc chắn hơn về những gì có thể xảy ra" nếu phương Tây tiếp tục leo thang, ám chỉ khả năng Mỹ và đồng minh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa viện trợ để tập kích vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương