Chuyên gia chứng khoán HSC dự báo 4 xu hướng đầu tư năm 2023

(Banker.vn) Tại chương trình Webinar C2C tháng 2/2022 của Công ty CP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM), các chuyên gia nhận định lạm phát vẫn là áp lực đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Chuyên gia chứng khoán nói gì về động thái bán ròng của khối ngoại ở thời điểm hiện tại?

Câu chuyện tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và việc mở cửa trở lại của Trung Quốc là hai vấn đề đáng quan tâm đối với môi trường vĩ mô quốc tế năm 2023.

Bà Vũ Thị Thu Thủy – Giám đốc Thông tin và Nhận định thị trường, khối khách hàng cá nhân nhận định rằng, Fed có thể tăng thêm lãi suất từ 1-2 lần nữa trong quý 1 và quý 2 năm 2023, sau đó ngừng tăng lãi suất trong các tháng cuối năm. Dự báo đến năm 2024 - 2025, lãi suất có xu hướng giảm.

Chuyên gia chứng khoán HSC dự báo 4 xu hướng đầu tư năm 2023

Đồng thời bà Thủy cũng nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trong giai đoạn hồi phục, việc mở cửa trở lại sẽ giúp cho thương mại cũng như du lịch được thúc đẩy. Chỉ số PMI sản xuất của quốc gia này trong tháng 01/2023 đã tăng lên 50,1 điểm (hàm ý mở rộng so với tháng trước). Khi nền kinh tế này hồi phục, cả sản xuất và tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ được hỗ trợ tăng trưởng.

Còn theo Bà Bùi Hoàng Minh - Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Khối Khách hàng cá nhân nhận định, dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ đã thực thi từ năm 2022. Do đó, GDP nước ta có thể đạt 5,7% trong năm 2023, tuy nhiên sẽ có áp lực lạm phát cao với ước tính tăng 3,9%. HSC kỳ vọng Việt Nam sẽ tăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nên FDI có thể tăng trưởng 7%.

Với những dự báo trên, bà Minh cho biết thêm, thị trường chứng khoán sẽ có 4 xu hướng đầu tư nổi bật năm 2023:

Thứ nhất, phòng ngừa rủi ro lạm phát có xu hướng tăng cao hơn trung bình trong năm 2023 tại Việt Nam. Trong đó, nhà đầu tư có thể theo dõi đến ngành dầu khí.

Thứ hai, xu hướng đầu tư phòng thủ với doanh nghiệp chi trả cổ tức cao và có dòng tiền mạnh khi rủi ro liên quan đến triển vọng doanh nghiệp còn mong manh và tần suất rung lắc lớn.

Thứ ba, sự gia tăng ảnh hưởng của Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu hóa có hiệu ứng lan tỏa nhiều nhóm ngành. Vậy nên, Việt Nam đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để nâng cao cơ sở hạ tầng và nâng cao tính cạnh tranh.

Thứ tư, một chu kỳ mới có thể đến nhanh khi tổng thể nền kinh tế phục hồi dần từ mức nền thấp. Trong đó, các nhóm ngành sẽ được quan tâm bao gồm: vật liệu, bán lẻ, năng lượng…

Cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng "dẫn sóng"

Nhà đầu tư có thể ưu tiên chiến lược tích lũy nhóm cổ phiếu ngân hàng tại nhịp điều chỉnh của thị trường khi mức ...

Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam: Giữ vững đạo đức người làm báo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn

Ngày 24/2/2023, Chi hội Nhà báo Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã tổ chức Đại hội nhằm đánh giá kết ...

Chứng khoán phiên chiều 24/2: Cuối tuần ảm đạm, VN-Index lại giảm thêm

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 24/2 chứng kiến không khí ảm đạm bao phủ khắp bảng điện tử, VN-Index kết phiên tiếp ...

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán