Thông tin từ việc hai ngân hàng của Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank “sụp đổ” đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu đỏ lửa trong phiên đầu tuần. Tại thị trường trong nước, VN-Index ổn định hơn so với diễn biến chung của thế giới, trong 3 phiên đầu tuần chỉ số thậm chí còn tăng hơn 10 điểm so với cuối tuần trước lên vùng trên 1.060. Áp lực bán tại nền giá cao sau đó đã kéo VN-Index lùi về chốt tuần tại 1.045,14, giảm nhẹ 7,84 điểm, tương đương 0,75% so với tuần trước.
Diễn biến phân hóa đã xuất hiện trong nội bộ các nhóm ngành |
Diễn biến phân hóa đã xuất hiện trong nội bộ các nhóm ngành. Tại nhóm cổ phiếu trụ cột, bộ đôi VPB, TPB ảnh hưởng tích cực đến VN-Index trong khi VCB, BID, ACB, STB và TCB đóng vai trò là lực cản. Nhìn chung, ngân hàng là nguyên nhân chính của việc VN-Index giảm điểm trong tuần khi các mã trong ngành này làm chỉ số mất 6,1 điểm.
Tại Tiêu điểm chứng khoán cuối tuần do Chứng khoán MBS tổ chức, ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng MBS đánh giá tác động của những sự kiện nhà băng dừng hoạt động không quá lớn. Nhìn lại thời điểm năm 2010- 2015 có đến hơn 500 ngân hàng tại Mỹ đóng cửa, song không tác động lớn đến hệ thống ngân hàng hay nền kinh tế của Mỹ.
Về cơ bản, ông Tuấn cho rằng các ngân hàng đóng cửa sẽ được Chính phủ Mỹ tiếp nhận và chuyển giao cho một ngân hàng khác hoặc thanh lý tài sản để đảm bảo cho người gửi tiền. Do đó, tác động việc ngân hàng tại Mỹ đóng cửa không tác động quá đáng kể đến hệ thống tài chính Mỹ hay gây sự sụp đổ dây chuyền.
Mặc dù cho rằng tác động của những sự kiện trên quá đang lo ngại, nhưng Kinh tế trưởng MBS vẫn cho rằng hệ thống đang gặp nhiều khó khăn sau những đợt tăng lãi suất dồn dập của Fed. Trước dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ “nguội” đi trong thời gian tới, Fed sẽ bớt diều hâu hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Đặc biệt, sau thời gian leo thang, lạm phát cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rệt khi lượng nhà giao có sẵn tại Mỹ đi xuống nhanh chóng, lượng việc làm mới phi nông nghiệp cũng suy giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, ông Tuấn dự báo trong cuộc họp cuối tháng 3 tới đây, Fed sẽ tăng lãi suất một lần nữa khoảng 0,25% sau đó dừng lại quan sát để đánh giá tình hình.
“Thời điểm đảo chiều chính sách đã xuất hiện tương đối rõ. Nếu nhìn bức tranh toàn cảnh về lãi suất trong năm 20 năm, chúng ta có thể thấy đây là mức lãi suất rất cao trong lịch sử. Do đó, một khi hạ nhiệt thì lãi suất cũng đi xuống nhanh chóng. Tôi cho rằng khoảng 1-3 tháng nữa Fed sẽ phải đảo chiều chính sách và cơ hội để chúng ta bắt đầu chu kỳ mới với mức lãi suất thấp là rất cao”, ông Hoàng Công Tuấn nhận định.
Hai nhóm cổ phiếu giàu cơ hội
Ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng MBS đánh giá tác động của những sự kiện nhà băng dừng hoạt động không quá lớn. |
Nhìn về bối cảnh trong nước, chuyên gia đồng tình với việc nền kinh tế còn nhiều khó khăn khi tăng trưởng chậm lại, vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, thị trường BĐS vẫn còn nhiều nút thắt. Tuy nhiên, TTCK đã phản ánh trước những khó khăn của nền kinh tế và chúng ta đang ở trong giai đoạn đảo chiều chính sách.
"Mặc dù trong quý 2 tới các doanh nghiệp vẫn có thể gặp khó khăn, song tình hình sẽ cải thiện rất nhanh khi môi trường lãi suất thay đổi. Thời điểm lãi suất bắt đầu đi xuống thì đó là cơ hội rất lớn cho TTCK và đó không phải cơ hội cho 3 tuần, 3 tháng mà sẽ kéo dài đến 3 năm tới", Kinh tế trưởng MBS nhận định.
Về những nhóm ngành hưởng lợi, chuyên gia MBS nhận định, lãi suất tăng gây áp lực cho ngành nghề nào nhất thì đó là những nhóm cổ phiếu được hưởng lợi lớn nhất.
Thứ nhất, nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đây là nhóm ngành bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng lãi suất, đặc biệt là những ngân hàng vừa và nhỏ khi tín dụng bị co hẹp, chi phí huy động tăng lên. Những yếu tố khó khăn của nhóm ngân hàng sẽ được thể hiện rõ hơn trong KQKD Q1 tới đây.
Tuy nhiên, nếu lãi suất có xu hướng hạ nhiệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ có triển vọng tốt khi chi phí huy động giảm, tăng trưởng tín dụng tăng, nguy cơ phát sinh nợ xấu giảm, bảng cân đối lành mạnh hơn khi tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu tăng giá. Nhà đầu tư nên tập trung ngân hàng vững mạnh, có tiềm lực huy động tốt, không bị ảnh hưởng quá nhiều về các doanh nghiệp bất động sản.
Thứ hai, nhóm chứng khoán. Cổ phiếu của nhiều công ty chứng khoán đã giảm rất mạnh từ đỉnh bởi sự ảm đạm của thị trường chung. Tuy nhiên, khi thị trường sôi động trở lại hoạt động môi giới, tự doanh của các CTCK sẽ tích cực trở lại. Nhà đầu tư nên tập trung vào công ty chứng khoán đẩy mạnh mở rộng hoạt động dịch vụ, không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tự doanh.
Điểm lại các giao dịch cổ phiếu đáng chú ý ngày 17/3/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam điểm lại và gửi đến quý độc giả tin tức về các giao dịch cổ ... |
Tự doanh "nhẹ tay" mua ròng phiên 17/3, tâm điểm gom cổ phiếu THI Phiên giao dịch ngày 17/3, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 39,7 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường và 16 ... |
Nhìn lại khuyến nghị cổ phiếu của các công ty chứng khoán tuần từ 13–17/3/2023 Thị trường khép lại phiên giao dịch ngày thứ sáu với diễn biến giằng co. Tương tự như những phiên gần đây, đà tăng giảm ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|