Chuyên gia “chỉ điểm” 3 cổ phiếu ngành ngân hàng đáng "xuống tiền"

(Banker.vn) Mảng tín dụng của ngành ngân hàng sẽ tăng tốc trở lại với kỳ vọng 12% - 13%. Cổ phiếu ACB, BID, TCB đang là những mã đáng mua vì chất lượng tài sản suy giảm ít hơn trung bình ngành, biên lãi ròng được dự báo bật tăng mạnh trong 12 tháng tiếp theo khi các mảng cho vay chủ lực được phục hồi.

Tín dụng kỳ vọng sẽ tăng tốc trở lại

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 7/2023, dư nợ tín dụng toàn ngành đạt xấp xỉ 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,3% so với đầu năm và 8,7% so với cùng kỳ.

Kết quả này chưa bằng một nửa, so với con số tăng trưởng 9,4% cùng kỳ năm ngoái, cũng như còn cách khá xa so với mục tiêu 14% - 15% mà NHNN đặt ra cho cả năm.

Chuyên gia “chỉ điểm” 3 cổ phiếu ngành ngân hàng đáng "xuống tiền"
Hình minh họa

Nguyên nhân chủ yếu tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với kỳ vọng là do ảnh hưởng từ tổng cầu thế giới suy yếu, kinh tế Việt Nam giảm tốc rõ nét trong hai quý đầu năm với mức tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,7%, đây được xem là mức tăng trưởng rất thấp.

Thị trường bất động sản, khu vực thu hút nguồn vốn tín dụng lớn nhất, vẫn tiếp tục trầm lắng trong nửa đầu năm khi số lượng giao dịch giảm 40%.

Bên cạnh đó, lượng dự án hoàn thành xây dựng giảm 55% so với cùng kỳ 2022. Mặc dù lãi suất tạo đỉnh trong quý II/2023. Song, mặt bằng hiện nay vẫn còn khá cao, vì thế chưa thể kích thích nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chuyên gia “chỉ điểm” 3 cổ phiếu ngành ngân hàng đáng
Tăng trưởng tín dung và cung tiền M2

Trong nửa năm 2023, hầu hết các NHTM đều ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn năm 2022. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối phân tán giữa các NHTM.

Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với toàn ngành như HDB tăng 9,3%, MBB tăng 10,6%, MSB tăng 12,7%, TCB tăng 9,7%, và VPB tăng 10,1%.

Nguyên nhân các ngân hàng trên có mức độ tăng trưởng cao là do bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến số chưa chắc chắn, các ngân hàng có sự lựa chọn chiến lược kinh doanh khác nhau, những ngân hàng được nêu trên có tập KHDN lớn do đó tăng trưởng tín dụng tốt hơn khi nhu cầu vốn của nhóm khách hàng này cao trong nửa đầu năm.

Trong khi đó, những ngân hàng tăng trưởng chậm lại trong 6 tháng đầu năm do nhu cầu tín dụng bán lẻ thấp đồng thời ưu tiên cho nâng cao chất lượng tài sản và quan sát thị trường.

Xét trên khía cạnh này thì các NHTM nhà nước đang lựa chọn cẩn trọng hơn khi tăng trưởng chỉ đạt 35% so với chỉ tiêu NHNN đã giao, chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng.

Nhóm các NHTM tư nhân chiếm khoảng 56% thị phần đang hoàn thành 50% so với hạn mức được giao. Ngoài ra, một số NHTM có tỷ lệ nợ xấu vượt lên trên 3%, do đó buộc phải cân nhắc trong các quyết định cho vay, cũng như duy trì chất lượng tín dụng.

Chuyên gia “chỉ điểm” 3 cổ phiếu ngành ngân hàng đáng
Tăng trưởng tính dụng của các NHTM niêm yết trong nửa đầu năm 2023

Về phía chứng khoán MBS dự báo tín dụng sẽ tăng tốc hơn trong nửa cuối năm 2023 dựa trên một số yếu tố tích cực như: Xuất khẩu sẽ phục hồi tăng trưởng dương trên nền thấp cùng kỳ năm ngoái, cũng như cầu tiêu dùng của Trung Quốc khôi phục lại mạnh mẽ hơn sau khi mở cửa; hiệu ứng từ lãi suất cho vay giảm bắt đầu kích hoạt lại nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân.

Đặc biệt, chính sách tài khoá như giảm thuế VAT từ 10% về 8%, … sẽ phát huy tác dụng kích thích nhu cầu tiêu dùng. Để tín dụng đạt được mục tiêu đề ra.

Vừa qua, ngày 10/7 Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh nới room tín dụng cho 11 NHTM lên mức 11%-24%.

Biên lãi ròng (NIM) của các NHTM niêm yết tiếp tục xu hướng giảm trong quý II/2023, khi lãi suất huy động giảm song vẫn đang ở mức cao so với trước Covid-19, trong khi lãi suất cho vay liên tục giảm trong bối cảnh cầu tín dụng thấp cũng như theo chỉ đạo của NHNH hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chuyên gia “chỉ điểm” 3 cổ phiếu ngành ngân hàng đáng
Biên lãi ròng (NIM) của các NHTM niêm yết tiếp tục xu hướng giảm trong quý II/2023

Theo Chứng khoán MBS, trong nửa đầu năm trung bình các NHTM niêm yết ghi nhận NIM giảm 100 – 150 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2022. Các NHTM có NIM giảm mạnh nhất bao gồm VPB và TCB, chủ yếu do nhu cầu các mảng cho vay chủ lực như tiêu dùng hay bất động sản của những ngân hàng này bị sụt giảm nghiêm trọng.

Ở chiều ngược lại, STB, VIB, SHB là những NHTM ghi nhận tăng trưởng trong thời gian qua. Nguyên nhân đến từ thanh khoản của những ngân hàng này không quá căng thẳng và cấu trúc danh mục cho vay tương đối lành mạnh, không chịu áp lực tăng lãi suất huy đồng nhằm đảm bảo thanh khoản như VPB và TCB. Trong khi đó, lãi suất cho vay gia tăng theo lãi suất thị trường trong 6 tháng đầu năm, giúp các ngân hàng hưởng lợi về NIM.

Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tiên quyết để lựa chọn cổ phiếu

Chất lượng tài sản của các NH là điểm đáng lưu ý từ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Tỷ lệ NPL toàn ngành tại cuối quý II/2023 đạt 2,1%, tăng lần lượt 40 và 70 điểm cơ bản so với quý trước và cuối năm 2022, đây là mức NPL cao nhất kể từ quý I/2022.

Hầu như tất cả các ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng tại cuối quý II/2023 so với đầu năm. Các ngân hàng TMCP Nhà nước có mức tăng thấp hơn đáng kể so với nhóm NHTMCP tư nhân. Trung bình, 3 NHTM Nhà nước có NPL tăng 0.2% so với đầu năm, con số này của nhóm NHTMCP là 0.6%.

Đồng thời, nợ xấu nhóm 2 toàn ngành tăng 0.9% so với cuối năm 2022, lên mức 2,5% tại cuối quý II/2023.

Ngày 24/04/2023, NHNN đã ban hành Thông tư 02 cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với một số điều kiện cụ thể với thời hạn một năm kể từ ngày được cơ cấu lại nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn về tài chính, đồng thời được tiếp cận nguồn vốn vay mới nhằm tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh ….

Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thanh khoản cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh khó tiếp cận được các nguồn vốn (vốn vay/vốn huy động từ trái phiếu/cổ phiếu).

Về nguyên tắc, một số khoản nợ đã trở thành nợ xấu song do được cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, do đó xu hướng tăng nợ nhóm 2 sẽ tiếp tục trong các quý tới.

Song song với đó, LLR cũng suy giảm đáng kể và xuống dưới mức 100%. Môi trường lãi suất huy động cao trong nửa đầu năm 2023 khiến KQKD của các ngân hàng kém khả quan hơn. Cụ thể LNTT nửa đầu năm 2023 của các NH niêm yết giảm 3,1% so với cùng kỳ, hạn chế dư địa trích lập dự phòng, từ đó khiến chất lượng tài sản toàn ngành suy giảm.

Theo đó, chứng khoán MBS đưa ra khuyến nghị khả quan đối với 3 cổ phiếu ngành ngân hàng. Cụ thể:

Chuyên gia “chỉ điểm” 3 cổ phiếu ngành ngân hàng đáng

Đầu tiên, cổ phiếu ACB với kết quả nửa năm 2023 cho thấy TTTD của ACB hồi phục tốt khi đạt 4,9% cuối quý II/20233, trong khi mức TTTD cuối quý I/2023, giảm 0,6%.

Dự báo NIM 2023 đạt 4,32%, tăng 19 điểm cơ bản. Chất lượng tài sản của ACB tiếp tục nằm trong top các ngân hàng khi không có hoạt động cho vay TPDN và 95% các khoản cho vay bất động sản đều có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu nằm trong các ngân hàng thấp nhất.

Dự phóng, LNTT năm 2023 đạt 20.095 tỷ đồng và năm 2024 đạt 23.555 tỷ đồng.

Đến cổ phiếu BID, mức tăng trưởng tín dụng 2023 đạt 14,5%, nửa đầu năm đạt 6,7%, nhờ nhu cầu tín dụng được cải thiện.

NIM được kì vọng cải thiện trong năm 2023 khi lãi suất huy động đạt đỉnh trong quý II/2023 và nhu cầu tín dụng cải thiện. NIM dự đạt 2,97%, tăng 32 điểm cơ bản.

Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng giữa toàn ngành ngân hàng, chất lượng tài sản tốt tạo cho BIDV bộ đệm vững chắc. Trong 6 tháng đâu năm 2023, tỷ lệ NPL đạt 1,59% và LLR đạt 153%. Điều này cũng giúp cho ngân hàng giảm bớt áp lực trích lập dự phòng trong năm 2023. Dự phóng LNTT 2023và 2024 đạt lần lượt là 29.486 tỷ đồng; 40.503 tỷ đồng.

Cuối cùng, cổ phiếu TCB, tăng trưởng tín dụng đạt 19,8% trong năm 2023 và 22,4% trong năm 2024 nhờ nhu cầu cho vay mua nhà được phục hồi trong nửa cuối năm 2023 cũng như nhu cầu tái cơ cấu cho các nhà phát triển BĐS tăng trong 12 tháng tiếp theo. NIM cả năm 2023 được dự báo sẽ giảm về mức 4,4% và tăng lên mức 5,0% trong năm 2024.

Tương lai nhu cầu cho vay BĐS tăng sẽ giúp lợi suất của TCB tăng mạnh trở lại, đặc biệt trong quý IV/2023 và nửa đâu năm 2024. Đặc biệt, TCB là một trong những ngân hàng có mức thay đổi lãi suất huy động cao nhất thị trường. Do đó NIM sẽ có sức bật tốt hơn toàn ngành.

Chi phí dự phòng được dự báo sẽ tăng mạnh trong cả năm 2023 và 2024 do những khoản nợ xấu có thể phát sinh mạnh từ hoạt động tài trợ các dự án BĐS. Tuy nhiên, CIR sẽ được giảm xuống mức 32% trong năm 2024, giảm 3% so với 2023.

Vì sao loạt lãnh đạo SeABank liên tục bán ra cổ phiếu?

Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc kiêm người đại diện công bố thông tin tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ...

Cựu lãnh đạo Vietcombank Phạm Mạnh Thắng "ngồi ghế nóng" PGBank

Ngày 14/9, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB) vừa có thông báo về việc bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng làm Tổng ...

"Big 4" ngân hàng tiếp đà giảm mạnh lãi suất huy động

Nhóm "Big 4" ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất tiết kiệm trong bối cảnh nhu cầu vay vốn sụt giảm...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán