Số hóa toàn diện tạo đột phá cho tương lai Để chuyển đổi số thành công cần có chiến lược bảo mật thông tin phù hợp |
Hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Hải Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, bà Trần Thị Trang - Trưởng phòng Hỗ trợ Khởi nghiệp Sáng tạo, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Lê Trung Thắng - Chuyên gia Chuyển đổi số & Đổi mới sáng tạo, CEO & Founder Viet Nam DX và các cán bộ, chuyên gia, các doanh nghiệp SMEs trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chuyển đổi số quốc gia đang là chương trình trọng điểm của chính phủ, với mục tiêu tập trung triển khai nâng cao năng lực số đến từng doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế có tới 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa như Việt Nam, điều kiện và nguồn lực còn khó khăn nên ngay từ năm 2020, Chính phủ đã ban hành quyết định 749 nhằm thúc đẩy kinh tế số trong các doanh nghiệp. Từ đây, nhiều cách thức hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đã được Trung ương và địa phương thực hiện.
Ông Nguyễn Hải Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo |
Theo ông Nguyễn Hải Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội: “Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao”.
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Theo báo cáo từ Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, số doanh nghiệp đang hoạt động là 857.551, trong đó các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tới hơn 62%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 31,20% thị trường. Điều này cho thấy, để chuyển đổi số toàn diện, việc quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chuyển đổi số sẽ thúc đẩy bức tranh tổng thể trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp tại nước ta.
Các diễn giả là chuyên gia chuyển đổi số ở các doanh nghiệp trình bày tham luận làm rõ những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp SMEs trong hành trình chuyển đổi số |
Về thực trạng ứng dụng hệ sinh thái số trong doanh nghiệp hiện nay, theo ông Trịnh Văn Biển – Giám đốc Chuyển đổi số, Công ty Cổ phần MISA cho biết: Việc chuyển đổi số ở nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang gặp một số vấn đề như: các giải pháp đang ứng dụng còn rời rạc, thiếu kết nối với các hệ thống bên ngoài. Trong khi đó, một số giải pháp lại không kế thừa dữ liệu, chi phí còn cao và việc tiếp cận vốn vay còn khó khăn. Đây là lực cản khiến cần phải có giải pháp Make in Vietnam, giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số phù hợp. Từ đó, ông Biển đã chia sẻ những kinh nghiệm triển khai thực tiễn các giải pháp chuyển đổi số của MISA, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển đột phá.
Còn đối với ông Đoàn Văn Ngọc - Trưởng phòng tư vấn giải pháp Công ty Oracle Netsuite cho rằng các doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng giữa Cloud và On premise. Cloud là một phiên bản phần mềm duy nhất cho tất cả khách hàng được thiết kế linh hoạt và mở rộng, trong khi đó On premise là phần mềm khóa cứng 1 phiên bản với 1 khách hàng, được thiết kế trước thời đại internet, thiếu linh hoạt và khó mở rộng. Hiện tại công ty BTM Global mang đến các giải pháp Kho dữ liệu (Data Warehouse), các giải pháp Oracle & E-Commerce cho ngành bán lẻ từ chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ đến những tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Cung cấp dịch vụ tư vấn, tích hợp và triển khai hệ thống Oracle NetSuite ERP & CRM cho doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây.
Hội thảo đã đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm giúp SMEs ra khỏi “vòng nguy hiểm” trong khởi nghiệp và Chuyển đổi số |
Nhiều “điểm nghẽn” trong thực thi chuyển đổi số cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp SMEs quan tâm như: chi phí về đầu tư công nghệ, hạ tầng, đội ngũ nhân sự hay chi phí rủi ro. Bên cạnh đó, chuyển đổi số phải xuất phát từ yếu tố con người và cách mà các doanh nghiệp tiếp cận với giải pháp phù hợp trong bối cảnh có quá nhiều giải pháp chuyển đổi số. Điều này dễ khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gặp lúng túng trong quá trình triển khai Chuyển đổi số tại doanh nghiệp mình.
Để tìm giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong thực thi Chuyển đổi số, bà Nguyễn Thị Hồng Huế: Trưởng phòng Marketing Công ty cổ phần Công nghệ ViinDoo cho biết: “Để giảm tối đa chi phí, doanh nghiệp cần chia nhỏ chi phí triển khai theo các giai đoạn, lãnh đạo doanh nghiệp cam kết không ủy thác dự án chuyển đổi số cho cấp dưới, chia nhỏ giai đoạn dự án để giảm áp lực cho nhân sự, cung cấp nền tảng làm việc tiện dụng, đơn giản để dễ dàng thay đổi thói quen. Xây dựng văn hóa số linh hoạt, đào tạo liên tục, truyền thông nội bộ”.
Các đại biểu, khách mời, doanh nghiệp tham dự Hội thảo |
Với sự tham dự của hơn 100 vị khách quý là các cán bộ, chuyên gia, các đơn vị báo chí, truyền thông cùng các doanh nghiệp SMEs trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hội thảo đã chỉ rõ những thực trạng của các Doanh nghiệp SMEs khi ứng dụng nền tảng số, cách thức tiết kiệm chi phí, lựa chọn đúng giải pháp số cho Doanh nghiệp…
Đồng thời giúp cho Doanh nghiệp hiểu rõ về các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số của Nhà nước đối với Doanh nghiệp, đưa các giải pháp tối ưu giúp các Doanh nghiệp SMEs ra quyết định một cách thông minh, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình trong thời kỳ chuyển đổi số.
Trịnh Trang
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|