Chương trình nghị sự MC13: Những bước ngoặt được chờ đợi của WTO

(Banker.vn) Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13) đang chứng kiến 166 quốc gia thành viên cố gắng đạt được các thỏa thuận trong nhiều vấn đề quan trọng.
Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13: Cơ hội giải quyết các thách thức toàn cầu Thông điệp MC13: Thương mại toàn cầu đang ở thời điểm quan trọng

Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ngày 26 - 29/2 đang chứng kiến 166 quốc gia thành viên cố gắng đạt được các thỏa thuận trong nhiều vấn đề quan trọng như tương lai của thương mại kỹ thuật số và cách các quốc gia có thể bảo vệ an ninh lương thực…

Chương trình nghị sự MC13: Những bước ngoặt được chờ đợi của WTO
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala tại MC13

Nhưng thỏa thuận về bất kỳ vấn đề nào trong số đó có thể vẫn cần nhiều hơn nữa để cứu vãn một thể chế toàn cầu đang ngày càng bị tác động bởi các mục tiêu xung đột giữa các thành viên, sự phân mảnh kinh tế được thúc đẩy bởi cuộc chiến ở Ukraine và vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thương mại toàn cầu.

Nếu các nước thành viên WTO không đạt được các mục tiêu đặt ra tại Hội nghị Bộ trưởng lần này thì có thể làm xói mòn thêm khả năng của WTO trong việc tạo ra các quy tắc thương mại toàn cầu mới và ngăn chặn một thế giới trong đó các khối kinh tế cạnh tranh gây ra mức giá cao hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Bất chấp bối cảnh nhiều khó khăn, Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala vẫn tin tưởng vào các thành viên có thể đạt được những đồng thuận tại hội nghị MC13 trong chương trình nghị sự với nhiều vấn đề đang được quan tâm như sau:

Trợ cấp thủy sản: WTO đã đạt được thỏa thuận một phần tại hội nghị bộ trưởng lần thứ 12 vào tháng 6/2022 nhằm hạn chế các khoản trợ cấp đe dọa đến tương lai nguồn cung cấp cá đại dương.

Tại MC13, WTO đang cố gắng đạt được một thỏa thuận toàn diện hơn với hy vọng sẽ có tác động lớn hơn nhiều trong việc duy trì một trong những kho lương thực quan trọng nhất thế giới. Đối với Tổng giám đốc WTO Okonjo-Iweala, cuộc đàm phán là bằng chứng cho thấy WTO vẫn còn phù hợp. 260 triệu người phụ thuộc vào nghề cá để kiếm sống và các đại dương đang bị đánh bắt quá mức.

Câu hỏi dành cho các Bộ trưởng ở Abu Dhabi năm nay là liệu có thể cứu được đại dương, trở thành một phần của nền kinh tế xanh tái tạo và duy trì việc làm không.

Thương mại kỹ thuật số: Một trong những thành tựu lớn nhất của cuộc họp cấp Bộ trưởng MC13 là duy trì lệnh cấm thu thuế đối với hàng hóa kỹ thuật số và các “truyền điện tử” khác. Lệnh cấm đã được áp dụng từ năm 1998, nhưng một số quốc gia thành viên như Ấn Độ, Nam Phi và Indonesia tin rằng họ đang bỏ lỡ nguồn thu thuế quan có giá trị vì các dịch vụ phát trực tuyến đã thay thế phần lớn DVD và CD.

Những người ủng hộ lệnh cấm nói rằng doanh thu bị mất là không đáng kể so với chi phí để lệnh cấm hết hạn, điều mà họ lo ngại có thể mở ra cơ hội áp dụng thuế quan đối với tất cả các loại dữ liệu và giao dịch xuyên biên giới qua Internet. Các nhóm doanh nghiệp cũng cho rằng việc không gia hạn lệnh cấm sẽ là một trở ngại lớn vì đây là lần đầu tiên WTO đưa ra quyết định khiến thương mại trở nên khó khăn hơn.

Bà Okonjo-Iweala cho biết phần lớn các thành viên muốn gia hạn nhưng có một số thành viên cho rằng đó là một vấn đề vì họ cho rằng nó ảnh hưởng đến doanh thu. WTO đã có thể gia hạn thành công lệnh cấm thương mại điện tử tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO vào tháng 6/2022.

Giải quyết tranh chấp: Động thái gây tác động nhất của Mỹ tại WTO trong những năm gần đây là động thái tiêu cực vào năm 2019, khi chính quyền Trump đã làm tê liệt Cơ quan phúc thẩm đầy quyền lực của tổ chức này, cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên, bằng cách ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán mới.

Các quan chức thời Trump cáo buộc Cơ quan này đã đi quá xa trong việc hạn chế cách Mỹ có thể áp thuế đối với hàng hóa mà họ cho là được định giá hoặc trợ cấp không công bằng. Nhưng hầu hết các thành viên khác đều muốn Cơ quan Phúc thẩm được khôi phục để họ có thể kháng cáo các quyết định của cấp dưới mà họ cho là sai lầm. Một số tiến bộ có thể đạt được ở Abu Dhabi, nhưng các quan chức chính quyền Biden nói rõ rằng họ coi cuối năm 2024 - sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - là thời hạn thực sự để đạt được thỏa thuận khôi phục một số loại chức năng tư pháp.

An ninh lương thực: Điều đã trở thành đặc điểm thường xuyên của các bộ trưởng gần đây của WTO, Ấn Độ muốn chương trình chống nạn đói của mình được bảo vệ vĩnh viễn trước thách thức vi phạm giới hạn của nước này về trợ cấp nông nghiệp làm bóp méo thương mại. Ấn Độ đã giành được thỏa thuận hòa bình tạm thời vào năm 2013, nhưng các nhà xuất khẩu nông sản lớn, bao gồm cả Mỹ, ngày càng thất vọng trước cách Ấn Độ thực hiện chương trình an ninh lương thực, đặc biệt đối với các mặt hàng được giao dịch nhiều như gạo và lúa mì.

Tại MC13, Ấn Độ cùng với các nước nhóm G33 đã đạt được thỏa thuận về dự trữ công để đảm bảo an ninh lương thực.

Miễn trừ bằng sáng chế điều trị Covid-19: Các thành viên WTO cũng có thể phải đối mặt với quyết định về việc có nên từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với phương pháp điều trị và chẩn đoán Covid-19 hay không. Điều đó sẽ mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển tạo ra các phiên bản chung của Paxlovid và các phương pháp điều trị khác, cũng như các bộ dụng cụ xét nghiệm và các loại sản phẩm khác.

Nhưng với việc Covid-19 giống như một vấn đề quá khứ đối với một số người, kỳ vọng về một thỏa thuận là rất thấp. Nam Phi, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác đã thúc đẩy quyết định này sau khi giành được quyền miễn trừ vắc xin Covid-19 tại MC13. Chính quyền Biden đã tránh đưa ra quan điểm công khai về vấn đề này, vốn bị ngành dược phẩm Mỹ và cộng đồng doanh nghiệp nói chung phản đối kịch liệt, nhưng lại được các nhóm cánh tả ủng hộ.

Ủy ban WTO phụ trách thảo luận về quyền sở hữu trí tuệ gần đây đã báo cáo Đại hội đồng WTO rằng họ không thể đạt được thỏa thuận về vấn đề này sau hơn 18 tháng thảo luận. Điều đó có thể báo hiệu sự kết thúc của những nỗ lực mở rộng quyền miễn trừ, nhưng các quan chức ngành dược phẩm lo ngại rằng thỏa thuận vẫn có thể được các bộ trưởng tại MC13 chấp thuận.

Gia nhập WTO: Một điểm sáng trong chương trình nghị sự của cuộc họp MC13 là việc hai thành viên mới Comoros và Timor-Leste gia nhập WTO. Họ đã là thành viên mới đầu tiên kể từ khi Liberia và Afghanistan gia nhập vào tháng 7/2016. Tổng dân số của hai nước chưa đến 2,5 triệu người, vì vậy việc gia nhập dù rất mới nhưng sẽ không có ý nghĩa nhiều đối với thương mại thế giới.

Timor-Leste là quốc gia lớn hơn trong số hai quốc gia này, với dân số ước tính khoảng 1,3 triệu người vào năm 2021, trong khi Comoros có ít hơn 900.000 người. 22 quốc gia khác hiện đang đàm phán gia nhập WTO.

Duy Hưng (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương