Chứng quyền có bảo đảm (phần 3): Rủi ro khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm

(Banker.vn) Chứng quyền có bảo đảm là công cụ tài chính có mức độ rủi ro cao. Nhà đầu tư cần tìm hiểu và cân nhắc các rủi ro trước khi thực hiện giao dịch.

Phân biệt giữa chứng quyền có bảo đảm với hợp đồng quyền chọn

Chứng quyền có bảo đảm (phần 1): Khái niệm, các loại và đặc điểm của chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm (phần 2): Các yếu tố ảnh hưởng tới giá của chứng quyền có bảo đảm

Nội dung

Chứng quyền (CW)

Quyền chọn (Option)

Thị trường giao dịch

Cash Market (giống cổ phiếu)

Phái sinh

Thiết kế sản phẩm, điều khoản

Công ty chứng khoán

Sở Giao dịch Chứng khoán phái sinh

Yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ

Không

Có (người giữ vị thế bán)

Chuyển giao tài sản

Giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư

Giữa các nhà đầu tư

Phân biệt giữa chứng quyền có bảo đảm với chứng quyền công ty

Giống như quyền chọn, Chứng quyền công ty cũng có nhiều đặc điểm giống với chứng quyền có bảo đảm, chứng quyền công ty cho phép người sở hữu có quyền được mua cổ phiếu phát hành thêm bởi công ty phát hành chứng quyền, với mức giá và tại thời điểm được xác định trước, thông thường chứng quyền công ty được phát hành đi kèm với việc phát hành trái phiếu công ty (corporate bond) và có những điểm khác biệt với CW:

Nội dung

Chứng quyền (CW)

Chứng quyền công ty

Tổ chức phát hành

Bên thứ ba (công ty chứng khoán)

Công ty phát hành cổ phiếu

Mục đích phát hành

- Cung cấp công cụ đầu tư và phòng ngừa rủi ro

- Tăng doanh thu từ việc bán chứng quyền

Huy động vốn

Chứng khoán cơ sở

Đa dạng (cổ phiếu, chỉ số, ETF,…)

Cổ phiếu của chính công ty phát

hành chứng quyền

Phạm vi quyền

Quyền mua hoặc bán chứng khoán

cơ sở

Quyền mua cổ phiếu mới phát

hành thêm

Sau khi thực hiện

quyền

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

không đổi

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

tăng

Rủi ro khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm là công cụ tài chính có mức độ rủi ro cao. Nhà đầu tư cần tìm hiểu và cân nhắc các rủi ro trước khi thực hiện giao dịch. Chứng quyền có bảo đảm có các rủi ro sau:

Tính đòn bẩy: CW là công cụ đầu tư tài chính có thể giúp nhà đầu tư gia tăng suất sinh lợi nhưng cũng đồng thời làm tăng tỷ lệ lỗ cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với nhận định của nhà đầu tư.

Ví dụ: Với nguồn vốn là 10 triệu đồng, khi nhà đầu tư nhận định giá cổ phiếu sẽ tăng, nhà đầu tư có thể mua:

1.000 cổ phiếu ABC (giá 10.000đ/cổ phiếu) hoặc;

5.000 CW mua (Chứng khoán cơ sở: ABC, giá 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000đ)

Tuy nhiên, giá cổ phiếu ABC không tăng như nhận định mà giảm xuống chỉ còn 8.000 đồng/cổ phiếu, khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các phương án:

Mua Cổ phiếu ABC là: (8.000 đồng – 10.000 đồng) x 1.000 CP = -2.000.000 đồng => lỗ 20%

Toàn bộ khoản phí mua 5.000 CW: 10 triệu => lỗ 100%

Vòng đời giới hạn: Khác với chứng khoán cơ sở, chứng quyền luôn có vòng đời hữu hạn. Do đó vào thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư sẽ không được tiếp tục nắm giữ CW như đầu tư cổ phiếu mà sẽ được thanh toán tiền hoặc mất khoản phí mua chứng quyền ban đầu.

Thời gian: Một số nhân tố tạo nên giá trị của CW có thể bị mất giá theo thời gian dẫn đến việc sụt giảm giá của CW, do đó nhà đầu tư không nên xem CW là sản phẩm có thể mua và nắm giữ dài hạn.

Ví dụ: Độ biến động là một trong những nhân tố tạo nên giá trị của chứng quyền, thời gian đáo hạn càng dài thì khả năng xảy ra biến động giá tài sản cơ sở càng cao, dẫn đến giá của chứng quyền càng cao. Ngược lại, khi thời gian đáo hạn càng ngắn thì khả năng xảy ra biến động giá tài sản cơ sở càng thấp, dẫn đến giá của chứng quyền càng thấp.

Cung, cầu thị trường: Giống như bất kỳ các loại hàng hóa khác, giá của CW luôn chịu tác động bởi yếu tố cung cầu.

Biến động của chứng khoán cơ sở cũng tác động trực tiếp đến giá của CW. Khi có yếu tố dẫn đến sự gia tăng mức độ biến động của chứng khoán cơ sở thì giá của CW sẽ tăng và ngược lại.

Tổ chức phát hành: CW là một hợp đồng giữa tổ chức phát hành và người sở hữu, tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán hoặc chuyển giao chứng khoán cơ sở khi người sở hữu có yêu cầu thực hiện quyền. Vì vậy, trong suốt thời gian CW lưu hành đến lúc đáo hạn nếu tổ chức phát hành bị mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản sẽ dẫn đến rủi ro cho người sở hữu CW.

Đại Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục