Chứng khoán tuần 10-14/10: Cổ phiếu ngân hàng "chuộc lỗi", VN-Index tăng 25,94 điểm

(Banker.vn) Ở chiều tiêu cực, nhóm cổ phiếu bất động sản là tác nhân chính kìm hãm phần nào đà tăng của VN-Index tuần qua, trong đó VHM và NVL là hai mã tác động tiêu cực nhất.

Tuần qua, nhiều thông tin nhiễu động từ thị trường trong nước và quốc tế đã đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và những doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu lớn vào tình thế bị bán mạnh. VN-Index từ mức 1.035 của tuần trước đã chạm mức thấp nhất tại mức 998 điểm trước khi hồi phục. Sau khi rung lắc mạnh 2 phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục và tăng điểm 3 phiên liên tiếp cuối tuần.

Chứng khoán tuần 10-14/10: Cổ phiếu ngân hàng

Kết tuần giao dịch từ 10 - 14/10/2022, VN-Index tăng 25,94 điểm (+2,5%) lên 1.061,85 điểm; giá trị giao dịch trên HOSE tăng 2,8% so với tuần trước lên 62.767 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1,8 điểm (+0,8%) lên 227,89 điểm; giá trị giao dịch trên HNX giảm 11,4% so với tuần trước xuống 4.748 tỷ đồng.

Cổ phiếu thép - phân bón tăng mạnh, trụ ngân hàng gánh thị trường: Trong tuần, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu hồi phục mạnh với các cổ phiếu thép như HPG (+10,5%), HSG (+19,9%), NKG (+14,9%),... và các cổ phiếu hóa chất như DGC (+18,6%), DPM (+15,9%), DCM (+15,2%),...

Đứng thứ hai là ngành bán lẻ với MWG (+10,9%), FRT (+22,8%), DGW (+22%),... Nhóm dầu khí cũng tăng tốt với PLX (+6%), BSR (+4,1%), OIL (+4%), PVS (+2,2%), PVT (+5,3%),...

Nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng cũng có đóng góp hỗ trợ mạnh mẽ cho thị trường với VCB (+2,1%), BID (+13%), CTG (+13,8%), VPB (+5,2%), MBB (+5%), ACB (+11,8%), SHB (+6,3%), STB (+5,4%),.... Phe giảm giá chỉ còn giảm điểm chỉ còn TCB (-5,7%), TPB (-7,8%), HDB (-2,6%).

Ở chiều tiêu cực, nhóm cổ phiếu bất động sản là tác nhân chính kìm hãm phần nào đà tăng của VN-Index trong đó VHM và NVL là hai mã tác động tiêu cực nhất.

Khối ngoại ngắt chuối 6 tuần bán ròng liên tiếp: Trong tuần khối ngoại trở lại mua ròng với giá trị hơn 2.800 tỷ đồng (mua ròng gần 206 tỷ đồng trên sàn HNX và tiếp tục bán ròng 93 tỷ đồng trên UPCoM). Cổ phiếu DGC, TCB và VNM là những mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 297 tỷ đồng, 276 tỷ đồng và 234 tỷ đồng.

Dòng tiền ngoại còn đổ vào một số cổ phiếu bluechips như VNM (234,4 tỷ đồng), HPG (225,9 tỷ đồng), MSN (179,1 tỷ đồng), IDC (163 tỷ đồng), SSI (161,6 tỷ đồng), DPM (159,7 tỷ đồng), DCM (132 tỷ đồng), NLG (112,9 tỷ đồng),...

Ở chiều ngược lại, hoạt động rút vốn trải dài ở top10 với duy mô dưới 40 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ E1VFVN30 dẫn đầu với quy mô 36,4 tỷ đồng. GEX bị bán gần 28,7 tỷ và SAB với 26,8 tỷ đồng.

Cá nhân mua ròng 5.269 tỷ đồng trên HOSE sau 2 tuần: Đồng pha, cá nhân trong nước cũng mua ròng 2.940 tỷ đồng trên HOSE song tính riêng khớp lệnh thì nhóm cá nhân bán ròng 1.680 tỷ đồng.

Cá nhân trong nước bán ròng lớn nhất cổ phiếu VNM với 263,7 tỷ đồng - đối ứng với chiều mua của tổ chức nội và tự doanh. Cổ phiếu HPG cũng bị rút ròng hơn 261,2 tỷ đồng. Loạt cổ phiếu hóa chất như DGC, DPM và DCM cũng bị bán lần lượt 245,7 tỷ đồng, 206,9 tỷ đồng và 141,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, danh mục thoái vốn của cá nhân nội còn có sự góp mặt của SSI (152,1 tỷ đồng), KBC (148,8 tỷ đồng), CTG (147,5 tỷ đồng), FRT (117,2 tỷ đồng) và ACB (104,8 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu TCB được mua trên 294 tỷ đồng - trái ngược so với lực xả từ phía tổ chức trong nước (83,3 tỷ đồng) và tự doanh (211 tỷ đồng); NVL cũng hút ròng hơn 241,5 tỷ đồng. Các mã như VHM và VIC được được mua lần lượt 128,8 tỷ và 113,9 tỷ đồng.

Với nhóm ngân hàng, hoạt động giải ngân cũng được chứng kiến ở VPB (98,3 tỷ đồng), STB (61,7 tỷ đồng), MBB (57,1 tỷ đồng) và TPB (42,7 tỷ đồng).

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán