Các yếu tố vĩ mô tác động thị trường
Trên thế giới, lạm phát đang có xu hướng giảm tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Anh, tạo điều kiện cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Điển hình là Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm thêm ít nhất 25 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 11. Tại Trung Quốc, một gói kích thích kinh tế quy mô lớn nhất từ sau đại dịch đã được triển khai nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 5% cho năm 2024. Dù căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và giữa Nga - Ukraina tiếp tục leo thang, giá dầu và chi phí vận tải biển vẫn duy trì ổn định.
Trong nước, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi, GDP của Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 7,4% so với cùng kỳ. Thành tích này có được nhờ vào những yếu tố hỗ trợ quan trọng như sự gia tăng ổn định trong đầu tư xã hội, bao gồm đầu tư công và FDI, xuất nhập khẩu hồi phục mạnh, cùng các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ như chính sách tiền tệ linh hoạt và các biện pháp kích cầu tiêu dùng.
Tăng trưởng tín dụng cũng đã có dấu hiệu tích cực trong nửa cuối tháng 9, với mức tăng 9% so với đầu năm, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu 15% cho cả năm 2024. Bên cạnh đó, tỷ giá ổn định và thị trường vàng được quản lý tốt, tạo nền tảng thuận lợi cho nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng cũng đã có dấu hiệu tích cực |
Trong lĩnh vực thị trường vốn, Thông tư 68 của Bộ Tài chính đã ban hành ngày 18/9 và có hiệu lực từ 2/11/2024, cho phép các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua chứng khoán mà không cần ký quỹ trước.
Việt Nam hiện đã hoàn thành 2 trong 3 tiêu chí cần thiết để được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp, chỉ còn thiếu điều kiện về trung tâm thanh toán bù trừ tập trung. Tiến trình này đang được thực hiện nhanh chóng, giúp làm chậm đà bán ròng của khối ngoại trong 3 tháng gần đây và thu hút thêm dòng vốn vào Việt Nam.
Đầu tư công cũng đang được đẩy mạnh để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2024.
Tâm điểm của thị trường chứng khoán tháng 10
Tháng 10 sẽ là thời điểm Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, bắt đầu từ ngày 21/10/2024, với việc xem xét và thông qua 11 dự án luật cùng 12 dự án luật khác được đưa ra thảo luận. Các luật quan trọng dự kiến sẽ được thông qua bao gồm Luật Thuế GTGT, Luật Điện lực, Luật Thuế TNDN. Bên cạnh đó, dự án đường sắt cao tốc với vốn đầu tư dự toán 67 tỷ USD cũng có thể được thông qua, tạo động lực thúc đẩy đầu tư công trong năm 2025.
ABS Research cho rằng, triển vọng kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết khá tích cực, với lợi nhuận sau thuế ước tính tăng 20,6% so với cùng kỳ, cao hơn đáng kể mức tăng 5,8% của nửa đầu năm 2024. Các ngành dự kiến sẽ có kết quả khả quan bao gồm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, hóa chất - phân bón, bán lẻ, vận tải biển, CNTT và viễn thông, may mặc và thực phẩm.
Về mặt định giá, P/E của VN-Index tăng nhẹ từ 14,01 lần vào cuối tháng 8 lên 14,05 lần vào cuối tháng 9, thấp hơn một chút so với mức bình quân 14,07 lần trong vòng một năm qua. P/E kỳ vọng cho cả năm 2024 được dự báo sẽ thấp hơn khi kết quả kinh doanh tiếp tục hồi phục trong nửa cuối năm.
P/E của VN-Index tăng nhẹ từ 14,01 lần vào cuối tháng 8 lên 14,05 lần vào cuối tháng 9 |
Cổ phiếu vốn hóa lớn trong VN30 hiện có định giá P/E 13,0 lần, thấp hơn nhiều so với cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ trong VNMID (17,04 lần) và VNSML (15,49 lần).
Dự báo diễn biến VN-Index trong tháng 10/2024
ABS Research dự báo thị trường sẽ tiếp tục dao động trong vùng 1.305 - 1.185 điểm và có triển vọng tăng trưởng cuối năm. Hai kịch bản giao dịch được đề xuất như sau:
Kịch bản 1: Thị trường điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1 (1.260 - 1.245 điểm) và có dấu hiệu hồi phục, lực mua xuất hiện rõ ràng trên biểu đồ H1.
Kịch bản 2: Thị trường điều chỉnh sâu hơn, phá qua vùng hỗ trợ 1 với lực bán mạnh. Khi đó, nhà đầu tư nên mở mua thăm dò ở ngưỡng hỗ trợ 2 và mua gia tăng khi lực cầu tăng lên. Nếu thị trường tiếp tục giảm qua ngưỡng hỗ trợ 2, có thể cân nhắc mua ở vùng giá 1.186 +/- điểm, với vùng hỗ trợ cuối cùng là 1.164 - 1.185 điểm.
Về khuyến nghị đầu tư, ABS Research cho rằng hiện tại thị trường đang cho tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn sau khi không vượt qua ngưỡng 1.300 điểm vào tháng 9. Nhà đầu tư nên tập trung vào giao dịch ngắn hạn trong vùng giá đi ngang như đã nêu trong các kịch bản, và ra quyết định mua khi thị trường tiệm cận các mức hỗ trợ. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình, do đó cần ưu tiên chú ý đến cổ phiếu có quy mô vừa trong các ngành như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí và logistics.
Nhà đầu tư vẫn có thể an tâm phòng thủ tại cổ phiếu ngành dược? Cổ phiếu ngành dược từ lâu được biết đến là một nơi để nhà đầu tư thực hiện chiến lược phòng thủ vững chãi, điều ... |
VN-Index kỳ vọng vượt kháng cự, nhà đầu tư được khuyến nghị gia tăng tỉ trọng các cổ phiếu đầu ngành VN-Index tăng 9,87 điểm, đóng cửa tại mức 1.281,85 điểm, nhờ sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng, bất động sản và cổ phiếu Viettel. ... |
Top 5 cổ phiếu tiềm năng những tháng cuối năm: Ông lớn Hòa Phát góp mặt Đưới góc nhìn của SSI, cổ phiếu KDH, VCI, HPG, VPB và HAH hấp dẫn với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối ... |
Linh Đan