Môi trường pháp lý và lãi suất đã có những tín hiệu thay đổi. SBV đã ban hành quyết định giảm lãi suất tái chiết khấu (14/3) và tái cấp vốn (31/3) lần lượt xuống 3.5% và 5.5%, cùng với giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn, nhằm tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, khơi thông dòng vốn tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế.
Ngoài ra, sau khi NĐ 08 được ban hành, dự thảo sửa đổi thông tư 16, với các điều kiện mới cho phép các TCTD mua TPDN phát hành mới nhằm tài trợ vốn lưu động và mua lại các TPDN không niêm yết, cũng được SBV đưa ra lấy ý kiến và VDSC kỳ vọng dự thảo này sẽ mở nút thắt về dòng tiền cho các doanh nghiệp BĐS.
Đối với các yếu tố từ thị trường quốc tế, Fed, trong bối cảnh một số ngân hàng đổ vỡ gần đây, đã không thay đổi mức đỉnh lãi suất so với hồi tháng 12/2022, mặc dù lạm phát giảm chậm hơn và nền kinh tế tạm thời không yếu như kỳ vọng. Trong khi chúng tôi tin rằng tốc độ giảm của lạm phát trong các tháng tới sẽ có phần nhanh hơn do nền cao năm ngoái, và chính sách thắt chặt của Fed sẽ dần các tác động sâu rộng hơn tới nền kinh tế, thì rủi ro liên quan tới hệ thống ngân hàng tạm thời trong tầm kiểm soát khi Fed đã hút tiền trở lại trong tuần cuối tháng Ba.
Xét bối cảnh tương đối thuận lợi trên cùng với việc thanh khoản đang có xu hướng cải thiện, chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng Tư sẽ có xu hướng tăng và dao động trong biên độ 1.040-1.120 điểm.
Rủi ro giảm dưới khoảng dao động nhiều khả năng sẽ đến từ việc lợi nhuận Q1-2023 tăng trưởng kém hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, VDSC cho rằng tác động tiêu cực của yếu tố này có thể sẽ hạn chế do những doanh nghiệp, mà được dự báo có KQKD Q1 không thuận lợi, cũng đã công bố KH về lợi nhuận khá thấp trong năm 2023, và thị trường cũng đã chiết khấu phần nào các thông tin này vào giá cổ phiếu.
Trên cơ sở đó, VDSC cho rằng thị trường đang mang lại các cơ hội giao dịch ngắn hạn, đặc biệt ở các nhóm ngành có độ nhạy cao với lãi suất như ngân hàng, chứng khoán, và BĐS – XD. Ngoài ra, các doanh nghiệp có KQKD quý 1/2023 tích cực hơn mặt bằng chung của thị trường cũng là những cơ hội giao dịch ngắn hạn đáng xem xét. Bên cạnh các cổ phiếu đã được khuyến nghị trong tháng Hai và Ba, gồm PVD, PVT, ACB, GMD, FPT, QNS, hai ý tưởng mới được bổ sung trong tháng Tư gồm VCB và KBC. Với quan điểm là cơ hội ngắn hạn, chúng tôi bảo lưu khuyến nghị NĐT chỉ phân bổ 30 – 50% giá trị danh mục cho các ý tưởng đầu tư này, và cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận khi các số liệu kinh doanh quý 1 chính thức được công bố.
Trang Nhi (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|