Chứng khoán phiên sáng 9/6: "Gượng dậy" sau cú đảo chiều bất ngờ hôm qua

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán mở của phiên giao dịch ngày 9/6 trong tâm lý thận trong của các nhà đầu tư sau cú "đảo chiều" đầy bất ngờ hôm qua...

Phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 9/6, tâm lý thiếu tự tin của nhà đầu tư trong phiên biến động mạnh ngày hôm qua khiến thị trường phân hóa và chỉ số VN-Index rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu.

Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE có 145 mã tăng và 200 mã giảm, VN-Index tăng 0,13 điểm (+0,01%), lên 1.101,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 353,3triệu đơn vị, giá trị 6.331,42 tỷ đồng, giảm 39,91% về khối lượng và 41,22% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 65,3 triệu đơn vị, giá trị 1.777 tỷ đồng, trong đó, đáng kể là 16,1 triệu cổ phiếu VHM, trị giá 318,16 tỷ đồng.

Nhóm VN30 chốt phiên tăng 1,53 điểm nhờ sự đóng góp của MSN khi đảo chiều khởi sắc về cuối phiên với mức tăng 2,6% lên mức 76.300 đồng/CP; thêm vào đó là TPB và FPT tăng hơn 1%.

Chứng khoán phiên sáng 9/6:
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng ngày 9/6 chứng kiến tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư

Trong khi đó, gánh vác chính cho thị trường trong phiên hôm qua là VCB đã quay đầu giảm nhẹ khi chốt phiên mất 0,8% xuống mức 99.200 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu GEX trở lại ấn tượng sau nhịp nghỉ hôm qua. Trong phiên sáng nay có thời điểm GEX được kéo sát trần và chốt phiên tăng 4,2% lên mức 18.650 đồng/CP, cùng thanh khoản dẫn đầu thị trường, đạt hơn 20,46 triệu đơn vị.

Xét về nhóm ngành, dược vẫn là điểm sáng của thị trường với DHG kéo trần thành công và chốt phiên đứng tại mức giá 126.200 đồng/CP, DBD cũng tăng sát trần, DMC và DLC tăng 3-4%, IMP tăng 1,9%...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng với sự quay đầu của anh cả VCB và diễn biến phân hóa của các mã còn lại, đã tạm chốt phiên sáng trong trạng thái điều chỉnh nhẹ.

Ở nhóm chứng khoán, cặp đôi VND và VIX hồi phục sau phiên mất điểm hôm qua với mức tăng trên dưới 1,5%, thanh khoản chỉ thua GEX, lần lượt đạt 17,66 triệu đơn vị và 9,87 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, sau nhịp rung lắc đầu phiên, thị trường cũng lình xình trên mốc tham chiếu. Chốt phiên, sàn HNX có 61 mã tăng và 92 mã giảm, HNX-Index tăng 0,18 điểm (+0,08%), lên 226,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55,7 triệu đơn vị, giá trị 820,07 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,39 triệu đơn vị, giá trị 12,43 tỷ đồng.

Cổ phiếu SHS vẫn giao dịch vượt trội trên thị trường với 12,69 triệu đơn vị khớp lệnh và chốt phiên đứng giá tham chiếu 12.300 đồng/CP. Các mã chứng khoán khác cũng biến động trong biên độ hẹp như MBS đứng giá tham chiếu, APS giảm nhẹ 0,7%...

Trong khi đó, nhóm bất động sản vẫn chịu áp lực bán ra với CEO giảm 1,1%, IDJ giảm 2,1%, NRC giảm 3,3%...

Cổ phiếu đáng chú ý là CTC bất ngờ tăng kịch trần lên 3.000 đồng/CP với thanh khoản sôi động, đạt hơn 1,55 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường cũng chốt phiên trong sắc xanh nhạt. Chốt phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (+0,2%), lên 84,18 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 57,46 triệu đơn vị, giá trị 362,34 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,71 triệu đơn vị, giá trị 12,04 tỷ đồng.

Mở cửa, VN-Index đang tăng nhẹ 1,63 điểm (0,15%) lên 1.102,95 điểm. VN30 tăng 2,3 điểm (0,21%), khớp ở mức 1.094,76 điểm. HNX-Index tăng 0,74 điểm (0,33%) lên 227,52 điểm, UPCoM tăng 0,3 điểm (0,36%) lên 84,32 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 149 (4 cổ phiếu trần)/129 (1 cổ phiếu sàn).

------

Phiên giao dịch ngày 8/6 tưởng như khá "êm đềm" thì bất ngờ lớn đã xảy ra trong phiên ATC, lực bán gia tăng mạnh và lan rộng hơn.Đóng cửa, sàn HOSE có 139 mã tăng và 269 mã giảm, VN-Index giảm 8,22 điểm (-0,74%), xuống 1.101,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,32 tỷ đơn vị, giá trị 23.689 tỷ đồng, tăng hơn 30% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 113 triệu đơn vị, giá trị 2.677 tỷ đồng.

Cổ phiếu lớn nhất thị trường là VCB vẫn là điểm sáng nhất trong phiên này, khi đóng góp hơn 3,5 điểm tích cực cho VN-Index khi tăng 3,1% lên 100.000 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất lịch sử (tính theo giá điều chỉnh), vốn hóa thị trường vượt 473.200 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD. Trái lại, gây áp lực đến từ SSI -3,2% xuống 24.300 đồng, VIB -3,2% xuống 22.850 đồng, GVR -3% xuống 18.000 đồng, các mã VPB, NVL, TPB, TCB, STB, MWG giảm từ 2% đến 2,8%.

VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, nhịp điều chỉnh của VN-Index là dễ hiểu và cần thiết để thị trường có thể tiếp tục hướng đến khu vực 1.120 – 1.125 điểm. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi trong những phiên điều chỉnh và tận dụng những nhịp rung lắc mạnh trong phiên để tìm kiếm cơ hội giải ngân ở các mức giá chiết khấu đối với nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.

Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 9/6/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả tổng hợp các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ...

Triển vọng ngành thủy sản “kém sáng”, nhiều cổ phiếu “tụt” đến quá nửa giá trị

Sau năm 2022 thành công rực rỡ, kết quả kinh doanh ba tháng đầu năm 2023 của ngành thuỷ sản sụt giảm mạnh, phản ánh ...

SGI Capital: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dòng tiền sẽ tự tin chảy vào thị trường chứng khoán

SGI Capital cho rằng, thanh khoản của thị trường chứng khoán sẽ duy trì ở mặt bằng mới và có thể tiếp tục cải thiện ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán