Chứng khoán phiên sáng 4/5: Cổ phiếu nhóm bluechip kéo VN-Index lùi khá sâu

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng ngày 4/5 chứng kiến nhóm cổ phiếu lớn như VCB, VHM hay VNM bị bán mạnh, VN-Index tạm thời lùi về khá sâu...

Phiên giao dịch sáng ngày 5/4, thị trường chứng khoán trong nước mở điểm trong sắc đỏ và tiếp tục lùi về dưới 1.045 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch. Sức ép đến từ các cổ phiếu lớn VCB, VHM, VNM và MSN, với mức giảm có thời điểm trên dưới 2%, cùng với đó, bảng điện tử cũng đang nghiêng về số mã giảm, dù lực bán cũng không thực sự quá mạnh.

Chứng khoán phiên sáng 4/5: Cổ phiếu nhóm bluechip kéo VN-Index lùi khá sâu
Sức ép đến từ các cổ phiếu lớn VCB, VHM, VNM và MSN kéo VN-Index giảm khá sâu

Điểm sáng hiếm hoi trong phiên sáng nay là cổ phiếu HVN của Viet Nam Airlines, khi tăng kịch trần lên 12.900 đồng từ sớm, khớp lệnh gần 1,3 triệu đơn vị và trắng bên bán. Một vài tên tuổi khác rải rác ở các nhóm bất động sản, logistics, nguyên vật liệu như KBC, HII, HAH, BMP, VOS, TMS, LHI, FIT cũng đang thu hút dòng tiền và tăng khá từ 3% đến hơn 5%.

sàn HOSE có 131 mã tăng và 244 mã giảm, VN-Index giảm 7,98 điểm (-0,76%), xuống 1.041,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 301,6 triệu đơn vị, giá trị 4.856,8 tỷ đồng, tăng 23% về khối lượng và 24% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 24,6 triệu đơn vị, giá trị 481,8 tỷ đồng.

Chứng khoán phiên sáng 4/5: Cổ phiếu nhóm bluechip kéo VN-Index lùi khá sâu
Các chỉ số chính thị trường tạm dừng phiên sáng ngày 5/4 (Nguồn: SSI)

Các cổ phiếu bluechip giảm mạnh nhất phiên sáng nay có NVL -3,8% xuống 13.750 đồng, MWG -2,7% xuống 38.150 đồng, PDR -2,5% xuống 13.800 đồng, MSN -2,3% xuống 71.400 đồng, SAB -2% xuống 168.600 đồng, VHM -2% xuống 48.500 đồng.

Các cổ phiếu GAS, VPB, TPB, VCB, BCM, VNM, HPG và CTG giảm từ 1,2% đến 1,9%.

Sắc xanh nhạt xuất hiện tại SSI, PLX, FPT, ACB, BVH và POW, với mức tăng chỉ từ 0,2% đến 1,5%.

Trong đó, NVL và HPG là hai cổ phiếu thanh khoản tốt nhất nhóm VN30 với 16 triệu và 9,32 triệu đơn vị khớp lệnh, SSI khớp 5,73 triệu đơn vị, STB khớp 4,26 triệu đơn vị, PDR khớp 3,39 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hai cổ phiếu nhựa tăng tốc và chạm giá trần khi đóng cửa là BMP tại 82.800 đồng và DAG tại 5.200 đồng, với BMP khớp 0,4 triệu đơn vị và DAG khớp 0,79 triệu đơn vị.

Cổ phiếu tăng mạnh từ sớm là HVN đứng vững ở giá trần +6,8% lên 12.900 đồng, khớp 1,42 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 0,62 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu còn tăng khá khác không tập trung vào nhóm ngành nào cụ thể, với những cái tên bất động sản, nguyên vật liệu, công ty chứng khoán, logistics, với KBC, LCG, BCG, NHH, ORS, HII, HAH, APH, VIX, VOS, LHG, DHG, FIT, tăng từ 2,9% đến hơn 5%, với FIT khớp hơn 10,4 triệu đơn vị và đặc biệt là VIX khi khớp lệnh cao nhất thị trường với 17,1 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, cặp đôi ngành mía đường LSS và SBT bị chốt lời, và có thời điểm cả hai đã lùi về giá sàn. Chốt phiên, SBT -6,2% xuống 15.950 đồng, khớp 5,57 triệu đơn vị, LSS -5,8% xuống 10.650 đồng, khớp 1,05 triệu đơn vị.

Giảm sâu đáng kể khác có HNG -5,1% xuống 3.530 đồng, GIL -4,3% xuống 22.400 đồng, THG -3,3% xuống 44.750 đồng, SGR -3,2% xuống 16.450 đồng, LGL -3,1% xuống 3.090 đồng…

Trên sàn HNX, sau những phút đầu giằng co, chỉ số HNX-Index đã bật lên khá tích cực, nhưng áp lực bán gia tăng cũng đã khiến chỉ số này đuối sức và về dưới tham chiếu. Chốt phiên, sàn HNX có 55 mã tăng và 88 mã giảm, HNX-Index giảm 0,13 điểm (-0,06%), xuống 207,35 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 38,2 triệu đơn vị, giá trị 575,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,45 triệu đơn vị, giá trị 12,8 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất vẫn là DDG, khi tiếp tục giảm sàn -10% xuống 8.100 đồng, khớp lệnh đứng thứ ba trên sàn với hơn 2,93 triệu đơn vị, nhưng vẫn còn dư bán giá sàn tới hơn 16 triệu đơn vị.

Trái lại là cổ phiếu DTD, khi tăng kịch trần +9,9% lên 19.900 đồng, khớp lệnh có hơn 0,78 triệu đơn vị.

Ở những nơi khác, sắc xanh có tại API +7,9% lên 13.700 đồng, IDJ +6% lên 14.100 đồng, APS, TNG và HUT nhích hơn 3%, trong khi CEO, MBS, IDC chỉ nhích nhẹ.

Các cổ phiếu PVS, TAR, MBG, NRC, TIG, MST giảm điểm, với mức giảm chỉ trên dưới 2%, trong khi đó, SHS và AMV đứng tham chiếu, với SHS khớp lệnh cao nhất sàn khi có 5,2 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng không duy trì được sắc xanh lâu, khi đã nhanh chóng lùi về tham chiếu và giằng co dưới vùng giá thấp cho đến khi kết phiên. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,34 điểm (-0,43%), xuống 77,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,77 triệu đơn vị, giá trị 188,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,96 triệu đơn vị, giá trị 25 tỷ đồng.

Các cổ phiếu thanh khoản cao nhất đã phân hóa mạnh, với SNC +10,5% lên 20.000 đồng là đáng kể nhất trong những mã tăng ngoài C4G, QTP, VGI, G36, MSR.

Giảm mạnh có LTG -8,9% xuống 27.500 đồng, khớp 0,96 triệu đơn vị, PGB -6,5% xuống 30.000 đồng, khớp 0,1 triệu đơn vị.

cổ phiếu BSR vẫn là mã hút giao dịch nhất khi khớp lệnh cao nhất UPCoM với gần 3 triệu đơn vị, giá cổ phiếu giảm 1,9% xuống 15.700 đồng.

Tích cực triển khai các giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn minh bạch, bền vững

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường công khai, ...

Vì sao cổ phiếu DNM của Danameco bị duy trì diện cảnh báo?

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có quyết định duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu DNM của Tổng công ty ...

Chứng khoán có thể tăng nhẹ trong quý II, chuyên gia chỉ rõ những cổ phiếu tiềm năng nhất

Theo TS. Lê Đức Khánh - Chuyên gia chứng khoán, nhóm ngành có nhiều khả năng vận động tốt khi thị trường chứng khoán hồi ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục