Chứng khoán phiên sáng 28/2: Sắc đỏ áp đảo nhóm vốn hóa lớn, VN-Index giảm hơn 7 điểm

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng 25/2/2022 ghi nhận cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục bị bán mạnh với lực cản lớn nhất đến từ hai mã họ Vingroup là VIC và VHM. VN-Index dừng phiên sáng giảm hơn 7 điểm.

11h30:

Dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 7,15 điểm (-0,48%) xuống 1.491,74 điểm. Toàn sàn có 152 mã tăng, 277 mã giảm và 58 mã đứng giá.

Chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,47 điểm (0,11%) lên 440,63 điểm. Toàn sàn có 89 mã tăng, 106 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 0,55 điểm (-0,49%) xuống 112,10 điểm.

Thanh khoản trên thị trường trong phiên sáng duy trì ở mức trung bình. Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 16.000 tỷ đồng. Mã POW khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE phiên sáng, đạt hơn 15 triệu đơn vị.

Dừng phiên sáng 28/2/2022

Về cuối phiên sáng, một diễn biến khá bất ngờ đó là việc áp lực bán tăng mạnh đã đẩy nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường đặc biết là tại sàn HOSE giảm giá và tạo ra áp lực rất lớn lên hai chỉ số, chính điều này đã khiến nỗ lực lấy lại sắc xanh của VN-Index bị chặn đứng.

Tâm điểm của thị trường phiên sáng nay là nhóm cổ phiếu thép. Các cổ phiếu như NKG, HSG, TVN, POM, TKH, VGS, SMC… đều bứt phá rất mạnh. Bluechips là HPG cũng ghi nhận mức tăng 1,1% lên 46.400 đồng/cp.

Song song đó, một số mã dầu khí đã lấy lại xung lực tăng sau nhịp điều chỉnh đầu phiên,. PET vững vàng với sắc tím trần, trong khi PVC cũng tăng tới 6%, PVB (+3,5%), PVS (+3%).

11h00:

VN-Index hiện giảm 8,51 điểm (-0,57%) xuống 1.490,38 điểm. HNX-Index tăng 0,48 điểm (0,11%) lên 440,65 điểm. UPCoM-Index giảm 0,59 điểm (-0,53%) xuống 112,06 điểm.

Cổ phiếu lớn tiếp tục bị bán mạnh với lực cản lớn nhất đến từ hai mã họ Vingroup là VIC và VHM. Cùng chiều, VJC đang là mã giảm mạnh nhất trong rổ VN30 với tỷ lệ mất giá là 3,4%, hay như PDR (-2,5%), POW (-2%),...

Chiều ngược lại, HPG, PLX, SSI, MBB, FPT và GAS đâng là 6 mã giao dịch trên ngưỡng tham chiếu, tuy nhiên biên độ tăng dưới 1%.

Thanh khoản thị trường hiện đang ở mức trung bình, điều này cho thấy dòng tiền đứng ngoài chưa sẵn sàng gia nhập thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn lo ngại căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng đến triển vọng ngắn hạn của thị trường chứng khoán.

Cập nhật chỉ số chính lúc 11h00.

10h10:

Hiện tại chỉ số VN-Index chỉ còn giảm 1,58 điểm (-0,11%) ở mức 1.497,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 199 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 6.600 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index tăng 1,45 điểm (0,33%) lên 441,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 39 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 1.000 tỷ đồng. UPCOM-Index giảm 0,37 điểm (-0,33%) xuống 112,29 điểm.

Cập nhật chỉ số chính lúc 10h10. (TCBS)

Những phút đầu phiên diễn ra khá tích cực, tuy nhiên áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường đã khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm ngay sau phiên ATO, có thời điểm lùi sát về ngưỡng 1.490 điểm.

Căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine cùng việc dòng tiền chưa thực sự sẵn sàng quay trở lại đang tác động không nhỏ tới tâm lý giới đầu tư cũng như đà vận động của thị trường trong nước.

Sau 9h30, đà giảm của các chỉ số đã nhanh chóng được thu hẹp. Các cổ phiếu ngành dầu khí có biến động tích cực trở lại. Cổ phiếu thép cũng đồng loạt tăng. Các cổ phiếu chứng khoán biến động cũng rất tích cực, nổi bật như: VND, HCM, SSI,…

CTCK Asean (Aseansc) nhận định, trong phiên giao dịch tới, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.500 – 1.505 điểm có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.490 – 1.495 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.485 – 1.490 điểm.

Theo CTCK Mirae Asset - MASVN, thị trường chung đang trong giai đoạn biến động, ẩn chứa những rủi ro bất ngờ. Xu hướng ngắn hạn có thể xấu đi nhanh chóng chỉ sau vài phiên biến động mạnh. Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -2 (Trung tính). Mức P/E của VN-Index đang ở mức 17.00 lần.

Thu Thuỷ

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán